Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh lao xương thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khớp ở hông hay khớp gối. Do đó cần nhận biết sớm bệnh lý để có phương pháp điều trị phù hợp. Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về các triệu chứng của bệnh lao xương khớp nhé!
Theo thống kê, bệnh lao xương có 60 - 70% bị lao cột sống, lao xương khớp gối chiếm 10 - 15, hiếm gặp hơn chút là lao khớp cổ chân và khớp bàn chân.
Lao là một loại bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây nên. Bệnh lao chủ yếu ảnh hưởng đến các cơ quan thuộc hệ hô hấp và hệ tiêu hóa, nhưng cũng có thể di chuyển qua đường máu lây lan đến các cơ quan khác.
Do đó lao xương khớp được gọi là bệnh lao ngoài phổi. Lao cơ xương là loại lao ngoài phổi phổ biến thứ 3 sau bệnh lao màng phổi và lao bạch huyết. Cột sống là bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất, sau đó là hông và đầu gối.
Tại cột sống, đặc biệt là thân đốt sống và đĩa đệm ở vùng thắt lưng sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Các khu vực khác như đốt sống cổ, xương cùng và khớp cùng chậu có thể bị ảnh hưởng.
Xương sườn, xương chậu, xương nhỏ bàn tay, xương bàn chân, khớp ức đòn, túi hoạt dịch cũng có thể bị nhiễm lao. Đôi khi, người bệnh sẽ có nhiều hơn một vị trí bị ảnh hưởng bởi lao cơ xương nên được gọi là lao xương đa ổ.
Dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh lao xương là đau tại chỗ, thường ở phía sau cột sống là nơi hay bị ảnh hưởng và đau đớn nhất. Các triệu chứng khác có thể bao gồm sốt và sụt cân. Một số vị trí bị áp xe lạnh, sưng mà không viêm, thường sẽ liên quan đến lao xương. Do lao xương ít có triệu chứng đặc trưng và thường không phát bệnh trong thời gian đầu nên việc chẩn đoán thường khó khăn.
Một số bệnh nhân không cảm thấy có bất kỳ triệu chứng nào. Một số người có thể có cảm giác co thắt cơ bắp và dịch mủ từ xoang. Dịch từ xoang là dấu hiệu của nhiễm trùng mãn tính.
Vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis là loại vi sinh vật gây nên bệnh lao nói chúng và lao cơ xương nói riêng. Nhiễm trùng ở cơ quan cơ xương luôn có thể bắt nguồn từ một ổ bệnh khác, thường là phổi hoặc các hạch bạch huyết trung thất.
Các vi sinh vật gây bệnh lây lan theo đường máu và đọng lại ở các vị trí xương (thường là gần sụn đầu xương, màng hoạt dịch). Khi chúng sinh sôi nảy nở, chúng tạo thành các ‘củ lao’.
Lao cơ xương thường gây nên hai loại tổn thương chính được gọi là:
Các loại tổn thương này hình thành phụ thuộc vào cách cơ thể chống lại vi khuẩn hoặc khả năng miễn dịch mạnh hay yếu.
Mục tiêu của các phương pháp điều trị triệu chứng bệnh lao xương là:
Phương pháp điều trị cơ bản là phối hợp các thuốc kháng lao với:
Giai đoạn nghỉ ngơi ban đầu phải được giám sát chặt chẽ và nên kết hợp với vận động từ từ, nhẹ nhàng.
Quá trình điều trị ban đầu cần được giám sát, do đó bệnh nhân phải nhập viện để điều trị. Sau đó, bạn có thể được kéo hoặc nẹp để chăm sóc phần xương bị ảnh hưởng và được các y bác sĩ hướng dẫn cách tự chăm sóc tại nhà, Do vậy giai đoạn đầu nhập viện để được điều trị giám sát, sau đó có thể điều trị tiếp tục tại nhà.
Nếu bệnh nhân không đáp ứng với thuốc điều trị thử thì cần phải can thiệp phẫu thuật để loại bỏ các mô bị bệnh và giảm lượng vi khuẩn, giúp cho việc sử dụng thuốc tăng hiệu quả.
Phẫu thuật cũng có thể được thực hiện nếu kết quả điều trị không đạt yêu cầu hoặc xuất hiện một số biến dạng không mong muốn sau khi điều trị bằng thuốc. Bạn cũng cần được phẫu thuật nếu bị mất khả năng vận động rất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt là nếu cột sống không ổn định, bạn cũng cần được phẫu thuật.
Hầu hết các bệnh nhân được chữa khỏi khi dùng thuốc kháng lao lần đầu tiên. Tuy nhiên một số ít có thể chuyển biến thành đa kháng thuốc và phải sử dụng dòng thuốc thứ hai. Bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc kháng lao phù hợp cho bạn. Chú ý chế độ dinh dưỡng cũng rất cần thiết trong quá trình điều trị lao.
Lối sống lành mạnh và các biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp bạn đối phó với bệnh lao xương và bệnh lao khớp. Ăn uống lành mạnh, chú trọng bổ sung protein và các chất dinh dưỡng khác có trong trứng, cá, ngũ cốc, rau, trái cây để tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Tránh những nơi đông người. Nghỉ ngơi, bỏ rượu và thuốc lá, hạn chế đồ uống có ga, cà phê và trà cũng là những thói quen tốt cho cơ thể.
Trên đây là một số thông tin về triệu chứng của bệnh lao xương. Hi vọng với những thông tin hữu ích trên, quý đọc giả có thể phát hiện sớm bệnh lao xương để có biện pháp điều trị nhanh chóng và kịp thời. Hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân và gia đình mình ngay hôm nay.
Như Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.