Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Các bệnh lao về hệ thống xương khớp hiện đang chiếm 1/5 tổng số các trường hợp bệnh lý lao ngoài phổi, một trong số đó là bệnh lao xương cột sống. Vậy bệnh lao xương cột sống là gì? Nguyên nhân và cách điều trị? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu một số thông tin về bệnh lý này qua bài viết dưới đây nhé!
Lao cột sống chủ yếu thường ảnh hưởng đến khu vực đĩa đệm và thân đốt sống, hiếm khi gặp tổn thương ở cung sau. Bệnh có thể xảy ra tiên phát ở cột sống, thứ phát ở bệnh nhân mắc các bệnh lao phổi, lao hạch…
Bệnh lao cột sống hay còn gọi là mục xương sống là một dạng bệnh lý lao ngoài phổi thường gặp nhất trong hệ vận động. Tuy nhiên, dưới sự phát triển của y học hiện nay, bệnh lao ngoài phổi đã tìm ra phương pháp chữa khỏi dứt điểm nếu được phát hiện sớm và điều trị theo đúng phác đồ.
Lao cột sống là tình trạng viêm đốt sống - đĩa đệm do lao. Khi bị mắc bệnh lao cột sống là lúc cột sống bị vi khuẩn lao tấn công sau khi đi từ phổi hoặc hệ thống tiêu hóa theo đường máu hoặc bạch huyết đến khu trú tại một bộ phận của hệ thống cơ xương khớp.
Bệnh nhân bị bệnh lao cột sống sẽ bị phá hủy các thân đốt sống một cách âm thầm, bởi các triệu chứng bệnh lao cột sống xuất hiện rất chậm và thường có các triệu chứng chủ quan giống như lao phổi như: Sốt nhẹ về chiều, lười ăn hoặc chán ăn, sụt cân trầm trọng, cơ thể ốm yếu, mệt mỏi. Một số triệu chứng đặc thù hơn như:
Do hệ thống xương khớp trong cơ thể con người bị vi khuẩn lao xâm nhập, bệnh lao cột sống có thể lây truyền từ người sang người nếu như nguyên nhân của lao cột sống là do lao phổi. Khi vi khuẩn lao phổi đã xâm nhập vào hệ tiêu hóa và theo tuần hoàn máu di chuyển đến các bộ phận khác của xương, từ đó phá hủy xương khớp ở khu vực mà chúng trú ngụ. Tuy nhiên, khả năng lây nhiễm của bệnh lao cột sống ít hơn nhiều so với bệnh lao phổi.
Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lao cột sống là những người có tiền sử mắc bệnh lao phổi, những người tiếp xúc thường xuyên với những người mắc bệnh lao phổi khác.
Để phòng ngừa bệnh lao cột sống, bạn có thể áp dụng các biện pháp cụ thể sau:
Hiện nay, do sự phát triển của y học, bệnh lao cột sống đã có thể chữa trị dứt điểm trong trường hợp người bệnh tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ.
Phác đồ điều trị lao cột sống gồm 2 phần: Chữa bệnh lao và chữa những bệnh liên quan đến cột sống.
Trên đây là một số thông tin về bệnh lao xương cột sống. Mặc dù bệnh không nguy hiểm, có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện kịp thời và tuân thủ phác đồ điều trị nghiêm ngặt nhưng quý đọc giả cũng không nên chủ quan trong việc đề phòng và ngăn ngừa nhiễm bệnh.
Như Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.