Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Một trong các bệnh lao ngoài phổi khá phổ biến đó là lao xương hay còn gọi là lao xương khớp. Vậy bệnh lao xương nguy hiểm và có lây không? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh lao xương rất khó phát hiện vì nó không gây đau trong giai đoạn đầu. Người bệnh có thể sẽ không có triệu nào cho đến khi bệnh trở nặng hoặc được bác sĩ chẩn đoán.
Bệnh lao xương là một loại bệnh lý nhiễm khuẩn tại hệ thống xương của cơ thể do trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra. Lao xương là một trong những loại lao ngoài phổi khá thường gặp, chúng đứng thứ ba sau lao màng phổi và lao hạch bạch huyết.
Bệnh nhân thường không mắc lao xương ngay từ đầu, lao xương thường là căn bệnh thứ phát sau lao phổi trước đó. Vi khuẩn lao khi gây bệnh tại phổi có thể di chuyển theo đường máu hoặc đường bạch huyết đến một vị trí nào đó ở xương và gây ra bệnh lao xương khớp.
Lao xương có thể xảy ra bất kỳ độ tuổi nào, trong đó độ tuổi từ hai mươi đến bốn mươi tuổi là dễ mắc lao xương nhất. Vị trí thường bị lao xương nhất là cột sống, sau đó là hông và gối. Những vị trí dễ bị vi khuẩn lao tấn công là thân đốt sống và đĩa đệm thắt lưng. Ngoài ra, lao xương cũng có thể xuất hiện ở đốt sống cổ, xương cùng, xương sườn, xương ức, xương chậu, xương dài...
Lao xương thường sẽ khu trú tại một vị trí nhất định, nhưng cũng có thể xuất hiện đồng thời tại nhiều vị trí khác nhau, trường hợp này được gọi là lao xương đa ổ.
Bệnh lao nói chung và lao xương nói riêng thường có liên quan đến bệnh HIV/AIDS. Bệnh nhân HIV/AIDS sẽ bị suy giảm hệ miễn dịch, đây là “cơ hội” để vi khuẩn lao tấn công. Ở các nước đang phát triển, có một tỷ lệ cao bệnh nhân mắc HIV/AIDS, do đó lao xương đang có xu hướng tăng lên ở các nước này.
Về mặt vi thể, lao xương có thể được chia làm 2 loại:
Vi khuẩn lao người được coi là tác nhân gây bệnh chính cho bệnh nhân lao xương khớp. Bệnh xảy ra sau lao sơ nhiễm khoảng 2 – 3 năm và có nguy cơ lan rộng đến hệ thống xương khớp lớn toàn cơ thể.
Một số đối tượng có nguy cơ bị lao xương khớp cao là:
Như đã nói ở trên, lao xương khớp thường tấn công trực tiếp đến các xương khớp lớn của cơ thể, gây viêm khớp, khiến xương viêm nhiễm và dễ gãy. Cột sống, khớp háng là những bộ phận chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Các khớp này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ cơ thể. Khi xương khớp bị tấn công, chúng có thể bị hủy hoại hoàn toàn, viêm nhiễm và dễ gãy.
Các khớp có dấu hiệu nhiễm khuẩn, áp xe, sưng khớp gây nên các biến chứng teo cơ vận động, vẹo cột sống, gấp khúc đốt sống, chèn ép vào tủy sống thậm chí có thể gây tàn phế, bại liệt.
Tất cả các thể của bệnh lao nói chúng và lao xương khớp nói riêng đều có khả năng lây lan cao. Đặc biệt là người chưa được tiêm vắc xin phòng ngừa lao, chưa có miễn dịch với bệnh sẽ rất dễ mắc bệnh. Các con đường có thể gây lây nhiễm bao gồm:
Do đó, khi phát hiện người xung quanh hoặc người thân bị lao xương khớp, cần cách ly nhanh chóng, tránh tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân và đưa bệnh nhân đến cơ sở điều trị càng sớm càng tốt.
Trong thời buổi kinh tế phát triển, đất nước dần công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh chóng. Lối sống sinh hoạt cũng ảnh hưởng dẫn đến sức khỏe từ đó cũng suy giảm. Duy trì lối sống lành mạnh, ăn đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế ăn đồ ăn nhanh, cà phê, rượu, bia, thuốc lá,… sẽ giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tăng khả năng miễn dịch trước vi khuẩn gây bệnh.
Khi tiếp xúc với người mắc bệnh lao nên tuân thủ chặt chẽ các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang y tế, rửa tay trước và sau khi có tiếp xúc gần hoặc gián tiếp với người bị bệnh lao xương.
Đối với những người đã từng mắc bệnh lao nên thường xuyên kiểm tra, tầm soát lao phổi theo định kỳ để xem bệnh có bị tái phát trở lại hay không.
Bệnh tật không chừa một ai, nên phòng bệnh hơn chữa bệnh. Tuân thủ nghiêm các biện pháp bảo vệ y tế trong trường hợp bất khả kháng phải tiếp xúc với người bị bệnh lao. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ nếu bạn có tiền sử bệnh lao hoặc có những bệnh nền khác. Bệnh lao xương không phải là bệnh hiểm nghèo và có thể điều trị dứt điểm nếu được phát hiện sớm và tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của các y bác sĩ.
Như Nguyễn
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...