Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phụ nữ mang thai, trọng lượng cơ thể tăng nhanh dễ khiến khớp gối bị áp lực gây ra tình trạng đau đớn. Vậy đau khớp gối bà bầu cần làm gì để cải thiện?
Đau khớp gối bà bầu là tình trạng thường thấy do nhiều nguyên nhân khác nhau: Rối loạn nội tiết tố, tăng cân quá nhanh, căng thẳng hay stress kéo dài, do thực hiện các tư thế xấu trong sinh hoạt... Nhưng chị em đừng lo lắng quá vì cơn đau có thể được thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi, duy trì hoạt động thể chất lẫn áp dụng một số biện pháp an toàn khác.
Chúng ta đều biết, khi mang thai, hormone của cơ thể người mẹ bị thay đổi. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hệ xương khớp và khởi phát những cơn đau. Bên cạnh đó, việc duy trì thói quen giữ các tư thế sai trong sinh hoạt hàng ngày hay như chế độ ăn uống không khoa học, thiếu lành mạnh, thiếu chất cũng là nguyên nhân khiến bà bầu bị đau khớp gối.
Mẹ bầu cần tăng cường bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là bổ sung canxi và vitamin D để giúp thai nhi phát triển toàn diện. Nếu chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng và canxi, xương khớp của người mẹ sẽ dần suy yếu do mật độ xương giảm, sụn khớp hao mòn do không được nuôi dưỡng. Điều này khiến đầu gối bị đau, tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối.
Như đã nói ở trên, đau khớp gối bà bầu thường là không nguy hiểm vì nguyên nhân gây đau khớp là do sự thay đổi tự nhiên của cơ thể trong quá trình mang thai. Cơn đau khớp ở bà bầu có thể tự thuyên giảm hoặc có thể dễ dàng kiểm soát bằng các biện pháp điều trị không dùng thuốc.
Tuy nhiên, các trường hợp đau khớp gối bà bầu do nguyên nhân bệnh lý cần được chú ý. Tùy từng cơ thể mà dấu hiệu đau khớp có thể kéo dài, đau âm ỉ/đau nhói, đa số thường khó kiểm soát cũng như xuất hiện nhiều biểu hiện bất thường. Vì vậy, bà bầu bị đau khớp thường ảnh hưởng cả vấn đề tâm lý, tâm trạng, khả năng vận động và sức khỏe tổng thể.
Nếu mẹ bầu nghi ngờ tình trạng đau khớp của mình khởi phát do một bệnh lý nào đó hoặc nếu cơn đau ngày càng nghiêm trọng, kéo dài không thuyên giảm thì cần sớm gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân để đưa ra biện pháp điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của cả mẹ và em bé.
Phần lớn đau khớp gối bà bầu do các nguyên nhân cơ học, rối loạn nội tiết tố nữ hoặc do sự thay đổi của cơ thể khi mang thai. Do đó, các mẹ bầu có thể áp dụng những biện pháp an toàn, dễ thực hiện sau đây giúp cải thiện tình trạng đau khớp gối:
Chườm ấm là một trong những biện pháp giảm đau tức thì khá hiệu quả mà bà bầu có thể áp dụng để cải thiện tình trạng đau cũng như các biểu hiện đi kèm khác. Khớp gối sẽ được thư giãn, tăng cường khả năng lưu thông máu nhờ tác dụng của nhiệt độ cao. Bên cạnh đó, việc chườm ấm còn mang lại hiệu quả giảm áp lực lên các dây thần kinh và từ đó giảm đau các khớp hiệu quả.
Ngoài ra, chườm ấm còn giúp bà bầu giảm căng thẳng, hạn chế tình trạng căng cơ khi mang bầu.
Việc chườm ấm có thể thực hiện ít nhất 4 lần/ngày, mỗi lần khoảng 20 phút.
Bên cạnh chườm ấm thì nghỉ ngơi là một biện pháp hiệu quả giúp phòng ngừa và giảm đau khớp khi mang thai. Lúc này, các khớp xương và mạch máu trong cơ thể được thư giãn, lưu thông máu đến các khớp xương bị đau nhức được tốt hơn. Mặt khác, việc cho cơ thể được nghỉ ngơi còn giúp giảm tải áp lực lên hệ xương khớp và các mô xung quanh, làm giảm đau nhức các khớp, cải thiện tình trạng tê bì hiệu quả.
Nói như thế không có nghĩa là phụ nữ mang thai cần hạn chế vận động. Sau khi cơn đau đầu gối thuyên giảm, mẹ bầu cần phải vận động trở lại hoặc đi lại nhẹ nhàng để hạn chế tình trạng bị cứng khớp gối cũng như giới hạn vận động các khớp.
Khác chườm ấm, chườm lạnh có tác dụng giảm đau khớp gối do chấn thương nhờ vào khả năng gây co mạch máu, từ đó giảm lưu thông máu. Chườm lạnh có hiệu quả giúp bà bầu hạn chế, cải thiện triệu chứng sưng phù các khớp. Bên cạnh đó, nhiệt độ thấp còn có tác dụng gây tê tạm thời và làm tình trạng đau khớp thuyên giảm, cải thiện khả năng vận động của bà bầu.
Việc chườm lạnh lên khớp gối đau nhức được thực hiện trong thời gian từ 10-15 phút/lần; 3 lần/ngày để giảm đau khớp hiệu quả.
Xoa bóp có công dụng giảm đau khớp ở bà bầu vì các mạch máu được thư giãn, tăng lưu thông khí huyết, tăng khả năng nuôi dưỡng, đồng thời cải thiện các tổn thương xương khớp.
Bên cạnh đó, bà bầu được xoa bóp sẽ giúp đả thông kinh mạch, thư giãn các khớp xương và dây chằng, giảm căng cơ, cứng khớp và cải thiện khả năng vận động cho bà bầu.
Việc đứng lâu, ngồi lâu hoặc duy trì tư thế xấu kéo dài là nguyên nhân rất quan trọng khiến bà bầu bị đau khớp vì giảm lưu lượng máu lưu thông, tăng áp lực lên khớp xương và mô mềm. Do đó, phụ nữ mang thai cần thường xuyên đi lại và vận động, tránh giữ tư thế tĩnh quá lâu để tăng cường sức cơ và giảm áp lực lên khớp xương. Ngay cả khi ngủ cũng cần theo tư thế chuẩn để tránh gây tác hại cho khớp gối.
Tùy mức độ và nguyên nhân gây đau khớp gối bà bầu mà bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ tập vật lý trị liệu như thế nào. Các bài tập giãn cơ, chỉnh tư thế, giãn cột sống thắt lưng và các bài tập vật lý trị liệu giúp tăng cường sức mạnh, cải thiện phạm vi chuyển động.
Lưu ý là mẹ bầu cần tập luyện đúng theo hướng dẫn của chuyên gia vật lý trị liệu, không tự ý luyện tập hoặc thực hiện các động tác gắng sức, tránh gây ra hậu quả xấu cho bản thân lẫn thai nhi.
Như Quỳnh
Nguồn tham khảo: Vinmec
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.