Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Đâu là cách nhận biết hơi thở có mùi để khắc phục?

Ngày 19/07/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nhiều người bị hôi miệng nhưng không biết mình bị chỉ khi tiếp xúc với người khác thì làm người khác khó chịu. Do đó, tìm hiểu các cách nhận hơi thở có mùi để khắc phục tình trạng là vô cùng cần thiết.

Hơi thở có mùi hôi là vấn đề mà không ai mong muốn vì gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Điều này vô tình làm những người tiếp xúc gần cảm thấy khó chịu, khiến chúng ta mất đi sự tự tin trong giao tiếp. Để biết cách kiểm tra hơi thở có mùi, đừng bỏ qua bài viết này nhé, chúng tôi sẽ chia sẻ ngay sau đây.

Hôi miệng xuất phát từ đâu?

Hôi miệng, hơi thở có mùi khó chịu xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc tìm hiểu về nguyên nhân cũng là cách giúp bạn ngăn ngừa mùi hôi miệng hiệu quả.

Thức ăn: Nếu như thức ăn tồn đọng trong khoang miệng, kẽ răng, chân răng mà không được làm sạch, loại bỏ thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn phân hủy nguồn thức ăn này khiến hơi thở có mùi hôi. Đồng thời, việc thường xuyên sử dụng các thực phẩm, thức ăn có mùi nặng như hành, tỏi, mắm,... cũng là nguyên nhân gây nên hơi thở có mùi khó chịu.

Hôi miệng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau Hôi miệng xuất phát từ đâu? 

Thuốc lá: Sử dụng thuốc lá thường xuyên cũng là hơi thở có mùi hôi. Đồng thời, các chất trong thuốc lá còn làm giảm tiết nước bọt, dẫn đến tình trạng khô miệng. Từ đó, làm hơi thở có mùi hôi. 

Vệ sinh răng miệng còn kém: Vệ sinh răng miệng không sạch làm các mảnh thức ăn tồn động, mảng bám tích tụ tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Ngoài ra, vệ sinh răng miệng không sạch gia tăng nguy cơ chảy máu chân răng, sâu răng, viêm nha chu,... đều là những bệnh có thể làm hơi thở có mùi hôi. 

Không vệ sinh lưỡi: Lưỡi nếu không được vệ sinh cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn, mảng bảm tích tụ trên bề mặt lưỡi dẫn đến hơi thở có mùi khó chịu. 

Ngoài ra, mùi hôi miệng còn do rất nhiều yếu tố khác như ít uống nước, sử dụng một số loại thuốc, mắc một số bệnh  về đường tiêu hóa: Viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản hay mắc bệnh về mũi họng như viêm xoang, viêm họng,... 

Cách nhận biết hơi thở có mùi

Hơi thở có mùi gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, công việc và sinh hoạt hằng ngày của bạn. Do đó, cách nhận biết hơi thở có mùi hôi càng sớm giúp bạn có cách khắc phục càng sớm. Dưới đây là một số cách kiểm tra hơi thở có mùi, mà bạn có thể thử:

Liếm cổ tay

Liếm cổ tay là cách kiểm tra hơi thở có mùi đơn giản và dễ thực hiện. Và đây cũng là cách nhận biết hơi thở có mùi hôi trong những trường hợp bạn không có bất kỳ dụng cụ nào hỗ trợ. 

Thực hiện liếm cổ tay, sau đó đợi 5 - 10 giây để nước bọt khô. Tiếp theo bạn đưa lên mũi ngửi nếu không có mùi khó chịu thì chứng tỏ bạn không mắc chứng hôi miệng hoặc là quá nhẹ. Còn nếu khi ngửi có mùi khó chịu thì chứng tỏ bạn đang bị hôi miệng. Tùy vào mức độ nặng mùi mà có thể đưa ta kết luận hôi miệng nặng hay nhẹ. 

Nên thực hiện phép kiểm tra khi bạn ở một mình, nơi kín đáo, tránh thử nghiệm ngay sau khi mới đánh răng hay dùng nước súc miệng. Bởi nó sẽ không cho kết quả chính xác.

Vuốt lưỡi

Đây cũng là một trong những cách kiểm tra hơi thở có mùi được áp dụng phổ biến. Để thực hiện, trước hết bạn hãy chuẩn bị một chiếc thìa hoặc một miếng gạt, rồi đặt sâu vào trong miệng. Tiếp theo là tiến hành kéo từ từ dụng cụ đó từ trong lưỡi ra đến bên ngoài.

Nếu cảm thấy mùi khó chịu thì chứng tỏ bạn đang mắc chứng hôi miệng và ngược lại. Đối với phương pháp này, để cho kết quả chính xác không đặt quá sâu dụng cụ. Điều này cũng hạn chế được tình trạng nôn trớ, khó chịu.

Ngửi hơi thở trực tiếp

Ngửi hơi thở trực tiếp cũng là cách nhận biết hơi thở có mùi hôi thường được thực hiện và dễ nhận biết. Bạn chỉ cần sử dụng 2 bàn tay của mình đưa lên che miệng và mũi lại, khum 2 bàn tay sao cho nó tạo thành một vòng kín, không có khe hở để khí không thoát ra được.

Cách nhận biết hơi thở có mùi hôi: ngửi hơi thở trực tiếp Ngửi hơi thở trực tiếp - Cách kiểm tra hơi thở có mùi hôi

Tiếp theo tiến hành phà hơi trực tiếp ra và hít vào bằng mũi để xác định xem hơi thở có mùi hôi không. 

Thổi hơi vào chiếc cốc

Chỉ cần chuẩn bị 1 chiếc cốc rỗng sạch với miệng cốc to vừa bằng khuôn miệng là có thể kiểm tra hơi thở có mùi hôi không. Để thực hiện, đặt cốc cách miệng khoảng 2 - 3 cm và phà hơi nhiêu lần vào đó, sau đó kiểm tra bắng cách ngửi sẽ biết được hơi thở của bạn có mùi không. 

Dùng chỉ nha khoa

Dùng chỉ nha khoa cũng là cách kiểm tra hơi thở có mùi được nhiều người áp dụng. Để thực hiện, đưa chỉ nha khoa luồn nhiều lần vào các kẽ răng khác nhau, sau đó kiểm tra bằng mũi để xác định hơi thở có mùi hay không. Cách này đơn giản và dễ thực hiện tại nhà để kiểm tra, đồng thời cách này cũng giúp loại bỏ và vệ sinh thức ăn còn vắt ở kẽ răng là một trong những tác nhân gây hôi miệng. 

Hỏi người thân

Bạn có thể nhờ người thân hay một người mà bạn có thể tin tưởng được để giúp mình kiểm tra tình trạng hơi thở có mùi hay không. Để thực hiện, Bạn bắt đầu nói chuyện với mức độ tiếp xúc gần với người đó, sau đó yêu cầu họ nói chính xác hơi thở của mình có mùi hay không. Với phương pháp này, bạn có thể nhận biết hơi thở có mùi hay không từ một người khác, đồng thời cho kết quả khả quan và chính xác hơn.

Các cách giúp hơi thở không có mùi hôi

Việc tìm hiểu nguyên nhân và các cách nhận biết hơi thở có mùi hôi sẽ giúp bạn nhận thức được và bắt đầu thực hiện các biện pháp khắc phục. Việc khắc phục càng sớm sẽ càng tốt nhằm nâng cao sức khỏe răng miệng cũng như tăng sự tự tin trong mọi tình huống.

  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Thực hiện đánh răng 2 lần mỗi ngày vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để làm sạch các thức ăn thừa, mảng bám trên răng. 
  • Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng: Ngoài đánh răng vệ sinh răng miệng thì việc kết hợp sử dụng chỉ nha khoa cùng nước súc miệng hàng ngày cũng là điều rất cần thiết. Điều này sẽ giúp làm sạch thức ăn trong kẽ răng, mảng bám, diệt khuẩn mà đánh răng không làm được. Đồng thời cũng nên duy trì thói quen súc miệng bằng nước muối mỗi ngày, nhất là sau khi ăn.
  • Vệ sinh lưỡi: Đây cũng là biện pháp giảm mùi hôi miệng. Bạn nên dùng bàn chải lông mềm hoặc dụng cụ cạo chuyên dụng để làm sạch triệt để. Khi thực hiện cần phải cạo nhẹ nhàng từ trong ra ngoài, tránh làm lưỡi tổn thương.
  • Thực hiện khám sức khỏe răng miệng định kỳ: Bạn nên chủ động khám răng miệng định kỳ, ít nhất 2 lần một năm. Điều này sẽ giúp bạn kiểm tra tình trạng răng miệng và có biện pháp xử lý kịp thời. 
  • Uống nhiều nước: Hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để miệng luôn được giữ ẩm và kích thích tuyến nước bọt hoạt động. Không được để miệng khô vì sẽ gây nên tình trạng hôi miệng. 
  • Từ bỏ thuốc lá: Việc bỏ thuốc lá không chỉ tốt cho sức khỏe răng miệng, hạn chế mùi hơi thở khó chịu mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể. 

Các cách khắc phục hơi thở có mùi Các giúp hơi thở không còn mùi hôi 

Mong rằng những thông tin về cách nhận biết hơi thở có mùi giúp mọi người hiểu rõ hơn và có những cách kiểm tra phù hợp cho chính mình để có biện pháp khắc phục hiệu quả. 

Thy Võ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm