Đau mắt đỏ kèm sốt có phải bị sởi không là câu hỏi của rất nhiều các bậc phụ huynh khi con mình có những dấu hiệu trên. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.
Đau mắt đỏ kèm sốt có phải bị sởi không?
Ở trẻ em, bệnh đau mắt đỏ kèm sốt có thể là dấu hiệu của viêm mũi – họng cấp hoặc bị sởi.
Trẻ bị viêm mũi – họng cấp sẽ xuất hiện các triệu chứng tiêu biểu như: ngứa mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, sốt cao đột ngột, nuốt đau, người ớn lạnh, nhức đầu, đau mỏi thân mình, ăn ngủ kém.
Đau mắt đỏ kèm sốt có phải bị sởi không?
Nếu trẻ bị sởi thì bệnh sởi trẻ em ở giai đoạn đầu sẽ có các biểu hiện sau: đau đầu, sốt, nước mắt, nước mũi tiết nhiều hơn, mắt đỏ… Ở giai đoạn sau, trẻ sẽ sốt cao kéo dài, nổi ban đỏ, không đau, không ngứa.
Viêm mũi – họng cấp và sởi đều rất nguy hiểm với trẻ. Viêm mũi – họng cấp có thể gây viêm tai giữa, nghe kém, chảy mủ tai, viêm xoang hàm cấp, viêm thanh quản cấp, viêm phế quản, viêm phổi. Sởi có thể biến chứng thành viêm tai giữa, viêm phổi nặng, viêm não, tiêu chảy, nôn mửa, mờ hoặc loét giác mạc dẫn đến mù lòa, suy dinh dưỡng nặng.
Chính vì vậy, khi thấy trẻ có biểu hiện đau mắt kèm sốt có thể trẻ đã mắc ở thể sởi không điển hình. Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế và khám và làm xét nghiệm để chẩn đoán về sởi.
Đau mắt đỏ kèm sốt có thể là dấu hiệu của viêm mũi – họng cấp hoặc bị sởi
Biểu hiện của bệnh sởi
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây truyền qua đường hô hấp do virus sởi gây nên. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, hay xảy ra vào mùa đông xuân.
Bệnh có biểu hiện ở 2 dạng: thể điển hình và thể không điển hình
1. Thể điển hình:
- Giai đoạn ủ bệnh: 7-21 ngày ( trung bình 10 ngày)
- Giai đoạn khởi phát (giai đoạn viêm long): kéo dài 2-4 ngày. Người bệnh có dấu hiệu sốt cao, viêm đường hô hấp trên và viêm kết mạc, đôi khi có viêm thanh quản cấp.
- Giai đoạn toàn phát: giai đoạn này kéo dài 2-5 ngày. Thương sau khi sốt cao 3-4 ngày người bệnh bắt đầu phát ban, ban hồng dát sẩn, khi căng da thì ban biến mất, xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả long ban tay và gan bàn chân. Thân nhiệt giảm dần khi có ban xuất hiện toàn thân.
- Giai đoạn hồi phục: Ban nhạt màu dần rồi sang màu xám, bong vảy phấn sẫm màu, để lại vết thâm da hổ và biến mất theo thứ tự xuất hiện. Bệnh có thể tự khỏi nếu không xuất hiện biến chứng. Có thể ho kéo dài 1-2 tuần sau khi hết ban.
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây truyền qua đường hô hấp
2. Thể không điển hình
- Biểu hiện của thể này là người bệnh sẽ sốt nhẹ, viêm long nhẹ và phát ban ít, toàn trạng tốt.
- Người bệnh cũng có thể sốt cao không hạ, sốt liên tục, phát ban không điển hình, phù nề tứ chi, đau mỏi toàn thân, thường có viêm phổi kèm theo.
Qua mô tả khi trẻ có biểu hiện sốt vừa, ho, mắt nhiểu rỉ nhèm ngày thứ 3: có thể vẫn chưa phát ban hoặc con bạn ở thể sởi không điển hình.
Bạn có thể đưa trẻ đến cơ sở y tế và khám và làm xét nghiệm để chẩn đoán về sởi.
Trên đây là những thông tin về câu hỏi đau mắt đỏ kèm sốt có phải bị sởi không? Hy vọng qua bài viết các bậc phụ huynh sẽ có thêm thông tin cần thiết để có thể chăm sóc trẻ tốt nhất.
Thu Hà