Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm kết mạc (đau mắt đỏ) là bệnh phổ biến thường gặp vào mùa mưa. Bệnh có thể nhanh khỏi nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể phát triển nặng hơn gây ra đau mắt đỏ kéo màng.
Viêm kết mạc cấp hay còn gọi là đau mắt đỏ tuy là bệnh cấp tính, triệu chứngrõ rệt, dễ lây nhưng thường lành tính, ít để lại di chứng.
Nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ là do vi rút Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra.
Biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ là đau mắt đỏ hoe và có ghèn. Người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai, cảm thấy khó chịu ở mắt, cộm như có cát, mắt nhiều ghèn. Buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều ghèn dính chặt; mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ, đau nhức, chảy nước mắt… một số trường hợp nặng gây ra viêm kết mạc có giả mạc.
Đau mắt đỏ kéo màng là màng viêm màu trắng đục, bám vào mặt sau của mi mắt và chỉ nhìn thấy khi lật mi lên. Khi trong mắt có màng chứng tỏ sức đề kháng của mắt đã yếu, bệnh đang có chiều hướng nặng thêm.
Những trường hợp này mắt sưng to và kéo dài do màng bít vào mặt sau mắt làm cho thuốc không ngấm vào được. Bệnh sẽ diễn biến phức tạp hơn nhiều nếu màng trong mắt không được bóc đi. Bệnh kéo dài và lâu khỏi. Khi khỏi, màng bị xơ hóa, co rút lại làm cho bề mặt sau kết mạc mi dúm dó, gây cạn cùng đồ làm mắt khó liếc nhìn về các phía.
Bệnh đau mắt đỏ kéo màng sẽ diễn biến phức tạp hơn nhiều nếu giả mạc không được bóc đi khiến bệnh kéo dài và lâu khỏi. Do vậy, cần có sự can thiệp của bác sĩ giúp bóc bỏ lớp màng ra khỏi mắt để thuốc phát huy tác dụng.
Khi tiến hành bóc giả mạc và thay băng vô khuẩn, bác sỹ cần nhỏ thuốc tê sau đó bóc giả mạc. Trong khi tiến hành bóc giả mạc có thể chảy máu nhẹ khi lột, cảm giác khó chịu hay cộm xốn trong vài ngày.
Bệnh nhân được cho nhỏ thuốc kháng sinh và kháng viêm cho đến khi bề mặt mắt lành hoàn toàn. Trong đa số trường hợp, mắt sẽ lành hoàn toàn sau khi điều trị nên bạn đừng quá lo lắng nhé!
Do mầm bệnh có khả năng sống ở môi trường vài ngày nên cần cách ly người bị mắc bệnh. Người bệnh có thể là nguồn lây tiếp tục sau khi khỏi bệnh một tuần.
Không nên chạm tay vào vùng mắt bị đau và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi sử dụng các loại thuốc để nhỏ mắt.
Không dùng chung khăn rửa mặt với người khác, vứt bỏ khăn giấy sau mỗi lần sử dụng. Cần giặt sạch khăn bằng xà phòng, đem phơi nắng để tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh.
Súc miệng hàng ngày bằng nước muối hoặc các nước súc miệng khác. Nhỏ nước muối 0,9% vào mắt hàng ngày.
Khử trùng các bề mặt như bàn ăn, bồn tắm, bồn rửa mặt và tay nắm cửa để ngăn ngừa sự lây lan của căn bệnh này.
Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt hoặc dùng thuốc của người khác để nhỏ mắt khi bị bệnh. Không tự đắp lá vào mắt vì có thể gây nhiễm trùng nặng thêm.
Không nên đeo kính áp tròng cho đến khi bệnh viêm kết mạc đã được chữa khỏi. Việc trang điểm mắt và sử dụng các loại kem mỹ phẩm cũng nên tránh vùng mắt cho đến khi các triệu chứng của đau mắt đỏ không còn.
Bệnh viện cũng là môi trường phát tán dịch trong mùa dịch do tần suất gặp gỡ giữa người bệnh với người khỏe mạnh ở bệnh viện rất cao. Do đó, vào mùa dịch không nên đến bệnh viện khi không cần thiết và nên tránh những nơi đông người như chợ, siêu thị, thang máy.
Hãy bảo vệ mắt của bản thân mình và gia đình bằng các biện pháp phòng tránh được nêu trên. Ngay khi thấy đau mắt đỏ kéo màng, hãy đến ngay các bệnh viện mắt uy tín để có thể điều trị kịp thời và nhanh chóng, tránh để phát sinh hoặc bệnh nặng hơn.
Thu Hà
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.