Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đậu mùa và thuỷ đậu: Những căn bệnh truyền nhiễm cần chú ý

Ngày 19/04/2023
Kích thước chữ

Đậu mùa và thuỷ đậu thường có những triệu chứng mắc bệnh giống nhau, đặc biệt vào lúc mới phát bệnh nên rất dễ gây nhầm lẫn. Cần tìm hiểu thông tin thật kỹ về hai căn bệnh này từ đó chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh.

Nhắc đến bệnh truyền nhiễm lây lan cao thì không thể không kể đến bệnh đậu mùa hoặc bệnh thuỷ đậu. Cả bệnh đậu mùa và thuỷ đậu đều do virus gây ra và chúng gây nên những triệu chứng khá giống nhau trong giai đoạn mới phát bệnh. Tuy nhiên nếu muốn điều trị bệnh dứt điểm và nhanh chóng hồi phục thì việc nắm đúng bệnh ngay từ đầu là việc làm rất cần thiết. 

Một số thông tin về bệnh đậu mùa và bệnh thuỷ đậu

Thuỷ đậu và đậu mùa nếu chỉ dựa trên những triệu chứng bên ngoài ở giai đoạn đầu phát bệnh thì rất dễ nhầm là một. Tuy nhiên bản chất hai căn bệnh này hoàn toàn khác nhau bởi chúng được gây ra bởi hai loại virus riêng biệt. Nếu xét về độ giống nhau của bệnh đậu mùa với bệnh thuỷ đậu thì giống ở một số tính chất sau:

  • Khả năng truyền bệnh và lây lan nhanh.
  • Làm tổn thương trên da cũng như gây suy yếu hệ miễn dịch nhanh chóng.
  • Dễ mắc các biến chứng nếu không điều trị kịp thời.
Thông tin từ A đến Z về bệnh sởi và thuỷ đậu 1
Đậu mùa và thuỷ đậu hay bị nhầm lẫn bởi những triệu chứng ban đầu

Các chuyên gia đánh giá rằng bệnh đậu mùa nguy hiểm hơn bệnh thuỷ đậu. Tuy nhiên về việc gây sẹo trên da thì bệnh thuỷ đậu có khả năng gây ra cao hơn bởi các nốt mụn thuỷ đậu lớn hơn và chứa nhiều dịch bên trong hơn đậu mùa. Chưa kể các nốt thuỷ đậu thường phồng lên như vết phỏng và dễ vỡ hơn các nốt mụn ở bệnh đậu mùa. Vậy cụ thể đậu mùa và thuỷ đậu có đặc điểm như thế nào?

Về bệnh đậu mùa

Bệnh đậu mùa là căn bệnh do virus variola gây nên. Thời gian ủ bệnh đậu mùa thường kéo dài từ 7-17 ngày. Thông thường, vào ngày thứ 10 - 14 bệnh nhân bắt đầu phát bệnh với các triệu chứng như: Sốt cao đột ngột, đau đầu, đau lưng, mệt mỏi rã rời, nôn mửa và phát ban khắp cơ thể. 1 - 2 ngày sau các nốt phát ban này hình thành các hạt mụn nước nhỏ, chứa đầy dịch và chuyển thành mủ. Các mụn nước này đóng vảy rồi rụng, để lại sẹo tròn và sâu trên da. 

Bệnh đậu mùa thường lây trực tiếp từ người sang người thông qua các giọt bắn khi người nhiễm ho, hắt hơi hay nói chuyện. Thậm chí các giọt bắn này nếu văng lên áo quần cũng khiến người xung quanh có nguy cơ lây bệnh.

Cho đến bây giờ bệnh đậu mùa vẫn được xem là loại bệnh nguy hiểm có khả năng gây tử vong nếu không kịp thời phát hiện và điều trị. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh và cách trị bệnh dựa trên nguyên tắc: Không để mụn nước bị vỡ và luôn bù chất điện giải cho cơ thể, dùng thuốc kháng sinh chống bội nhiễm, dùng thuốc sát khuẩn chống nhiễm trùng. 

Về bệnh thuỷ đậu

Bệnh đậu mùa và thuỷ đậu đều là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Với thuỷ đậu, virus varicella-zoster chính là tác nhân gây bệnh. Bệnh thuỷ đậu có thời gian ủ bệnh khá lâu, khoảng 2 - 3 tuần. Khi bệnh khởi phát thì người bệnh có triệu chứng mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, chán ăn, nôn ói, sốt nhẹ và đau họng.  Biến chứng của bệnh thủy đậu cũng vô cùng nguy hiểm cho người mắc bệnh.

Sau khi mắc bệnh vài ngày, trên người bệnh bắt đầu xuất hiện các mẩn ngứa, lan từ mặt đến toàn thân. Các ban đỏ hình thành mụn nước có dịch bên trong. Nếu biết cách điều trị thì các dấu hiệu khỏi bệnh thủy đậu xuất hiện như mụn nước khô dần, bong vảy và không để lại sẹo. Tuy nhiên nếu người bệnh để mụn nước vỡ ra và bị nhiễm trùng thì khả năng để lại sẹo là rất cao và đa số là sẹo lõm thủy đậu vĩnh viễn. 

Đậu mùa và thuỷ đậu: Những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm 2
Các nốt mụn chứa dịch ở bệnh thuỷ đậu rất dễ gây nên sẹo lõm

Tương tự như bệnh đậu mùa, bệnh thuỷ đậu cũng được điều trị theo triệu chứng và nguyên tắc cũng là tránh làm vỡ các mụn nước và ngăn không cho tình trạng nhiễm trùng nơi mụn nước xảy ra. Bác sĩ điều trị thuỷ đậu thường cho người bệnh dùng thuốc bôi thủy đậu như thuốc xanh Methylen cùng các loại kháng sinh chống thuỷ đậu bội nhiễm, kết hợp thuốc hạ sốt phù hợp khác. 

Chăm sóc người bệnh đậu mùa thế nào?

Đậu mùa và thuỷ đậu hiện nay đã hiếm gặp hơn rất nhiều bởi hầu hết trẻ sinh ra đều được tiêm phòng vắc xin. Tuy nhiên nếu chẳng may bản thân hoặc người nhà mắc phải một trong hai bệnh này thì cần biết cách chủ động điều trị và chăm sóc. Vậy với bệnh đậu mùa thì cần làm gì khi mắc bệnh?

Đậu mùa và thuỷ đậu: Những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm 3
Bôi thuốc xanh Methylen lên nốt mụn bị vỡ

Sau khi thăm khám bác sĩ và được dùng thuốc thì cần phải tuân thủ các điều sau khi điều trị:

  • Mặc áo quần rộng rãi, thoáng khí, tránh ra gió, tránh vận động mạnh làm vỡ các nốt mụn nước. 
  • Cơ thể luôn được làm sạch nhẹ nhàng và cách ly bệnh nhân trong suốt thời kỳ phát ban khoảng 3 tuần.
  • Khi mụn nước vỡ thì buộc phải bôi thuốc xanh Methylen lên.
  • Luôn duy trì chế độ ăn tập trung cân bằng nước và điện giải cho cơ thể. 

Chăm sóc người bệnh thuỷ đậu thế nào?

Bệnh thuỷ đậu cũng có cách chăm sóc và điều trị tương tự như bệnh đậu mùa:

  • Cần tắm thường xuyên, giữ vệ sinh quần áo.
  • Không chạm, gãi lên các nốt ban để tránh nhiễm trùng. Tìm kiếm và thực hiện các cách giảm ngứa khi bị thủy đậu để có hiệu quả điều trị cao hơn.
  • Cần bôi thuốc xanh Methylen lên nếu mụn nước bị vỡ.
  • Ăn uống đầy đủ chất, nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá như cháo, canh hầm, súp. Đặc biệt tăng cường ăn trái cây và rau quả.
Đậu mùa và thuỷ đậu: Những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm 4
Người bệnh thuỷ đậu nên ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hoá

Khi chăm sóc bệnh nhân bị đậu mùa hay thuỷ đậu thì người nhà cần cách ly người bệnh khỏi các cộng đồng sinh hoạt xung quanh như trường, lớp, cơ quan. Khi tiếp xúc với người bệnh, người nhà nên đeo khẩu trang, đeo găng tay khi bôi thuốc và phải làm sạch tay ngay với xà phòng sau tiếp xúc. Người mắc bệnh cần được trang bị một bộ vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng. Người nhà phải luôn theo dõi tiến trình hồi phục của người bệnh, nếu bệnh không tiến triển tốt thì buộc phải đưa ngay đến bệnh viện.

Trên đây là những chia sẻ về bệnh đậu mùa và thuỷ đậu. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn đã biết nhiều hơn về hai loại bệnh này cũng như có thể phân biệt được chúng, từ đó chủ động hơn trong cách phòng ngừa và điều trị bệnh. 

Bảo Thanh

Nguồn tham khảo: vinmec.com

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin