Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Đau sưng khớp bàn chân: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Ngày 19/03/2022
Kích thước chữ

Đau sưng khớp bàn chân là tình trạng có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào với các mức độ khác nhau. Để hiểu hơn về chứng bệnh này, hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị ở bài viết sau.

Đau sưng khớp bàn chân thường gây ra triệu chứng đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Việc chủ động điều trị sẽ giúp bạn hạn chế những nguy cơ biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Dấu hiệu của đau sưng khớp bàn chân

Đau sưng khớp bàn chân: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị1 Đau sưng khớp bàn chân

Bệnh nhân sẽ rất dễ dàng nhận biết những cơn đau sưng khớp bàn chân thông qua các dấu hiệu dưới đây:

  • Bàn chân bị đau nhức khi đứng tại một chỗ quá lâu hoặc lòng bàn chân bị rát.
  • Đau nhức từ vùng ngón chân lên đến gần gót chân.
  • Đau, sưng, tê cứng chân có thể xảy ra nếu như người bệnh bị bong gân cá nhân hoặc khớp ngón bị thương tổn.
  • Bàn chân bị tổn thương có thể xuất hiện những vết đỏ và bầm tím.
  • Các ngón chân bị tê ngứa và đau.
  • Khó khăn trong việc đi lại, thường xuyên cứng khớp vào mỗi buổi sáng.
  • Mức độ các cơn đau có xu hướng tăng dần mỗi khi vận động (chạy bộ, đi, đứng).

Căng cơ và bong gân

Căng cơ và bong gân chính là những chấn thương rất phổ biến và ảnh hưởng đến các dây chằng và các cơ. Nguyên nhân khiến cho bạn gặp phải tình trạng này là do sự thay đổi đột ngột của tốc độ và hướng đi, có thể là bạn bị va chạm, té ngã với các chướng ngại vật mỗi khi chơi thể thao. Không chỉ đau nhức, chân của người bệnh có thể bị sưng, bầm tím và yếu dần đi.

Đau sưng khớp bàn chân do bệnh gút

Bệnh gút thực chất chính là một loại viêm khớp, bệnh xảy ra do sự tích tụ của acid uric ở trong các khớp. Theo đó, những cơn đau do bệnh gút có thể kéo dài trong một vài ngày hoặc trong khoảng thời gian dài. Khi bị gút, bệnh nhân sẽ bị đau chân rất dữ dội, những cơ bị ảnh hưởng có thể bị sưng đỏ ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi.

Đau sưng khớp bàn chân: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị2 Đau sưng khớp bàn chân do bệnh gout

Viêm bao hoạt dịch ngón cái

Viêm bao hoạt dịch ngón cái thường xảy ra phổ biến ở nữ giới. Khi bị viêm bao hoạt dịch, ngón chân cái của bệnh nhân sẽ hướng sang những ngón chân khác. Khi ấy, các khớp tại ngón chân cái sẽ nhô ra và hình thành nên các u xương. Nếu không kịp thời điều trị, các triệu chứng của bệnh sẽ trở nên nặng hơn.

Đau sưng khớp bàn chân do chứng đau cựa gót chân

Đau cựa gót chân là hiện tượng một phần xương hoặc mảnh canxi bị nhô ra phía dưới xương gót chân và nằm ở cân gan chân. Thông thường, bệnh nhân bị đau bàn chân mỗi khi đi lại, chạy nhảy là do các mảnh xương đâm vào cân gan chân. Từ đó sẽ khiến cho bàn chân bị đau nhức và sưng viêm.

Ngón chân đầu búa

Ngón chân đầu búa là sự biến dạng của những khớp ngón chân. Lúc này, các khớp ngón chân bị uốn cong lên giống như các móng vuốt và khiến cho những đoạn này bị cọ xát vào trong mũi giày. Nếu không được khắc phục kịp thời, mỗi khi di chuyển hay chạy nhảy, các ngón chân sẽ bị tổn thương và gây đau nhức rất nặng nề. 

Đau sưng khớp bàn chân do bệnh đái tháo đường

Đối với những người bị đái tháo đường, hoàn toàn có thể xảy ra hiện tượng bàn chân đái tháo đường. Khi ấy, bệnh nhân có khả năng sẽ bị suy giảm cảm giác đau tại các tứ chi. Do đó, mỗi khi đứng lên, bệnh nhân sẽ không thể điều chỉnh được tư thế ở bàn chân. Các vị trí phải gánh chịu nhiều áp lực thường sẽ có sự biến đổi ở da và cơ, dẫn đến những thay đổi tại các khớp, thậm chí là gây ra những cơn đau xương khớp.

Đau sưng khớp bàn chân phải làm sao?

Khi bị đau sưng khớp bàn chân, bạn hoàn toàn có thể áp dụng các phương pháp chữa trị sau:

Áp dụng một số mẹo giảm đau chân tại nhà

  • Nghỉ ngơi hợp lý: Bệnh nhân bị đau sưng khớp nên cho bàn chân được nghỉ ngơi và tránh vận động quá mạnh cho tới khi những cơn đau được thuyên giảm dần. Sau đó, bạn hãy áp dụng các bài tập nhẹ nhàng tại chỗ như cho chân đi bước nhỏ, đi bộ…
  • Massage bàn chân: Massage là một trong số những cách giúp làm giảm những cơn đau tại bàn chân mà bạn nên thực hiện đều đặn mỗi ngày. Việc massage không chỉ giúp máu được lưu thông đến các khớp mà còn giúp đôi chân vận động linh hoạt, giảm đau nhức hiệu quả hơn.
  • Chườm lạnh: Phương pháp chườm lạnh sẽ giúp làm giảm tình trạng sưng viêm tại bàn chân. Để thực hiện việc chườm lạnh, bạn hãy lấy đá đổ vào trong túi nhựa rồi đắp lên vùng xương khớp bị đau trong thời gian khoảng 20 phút. Bạn nên duy trì thực hiện mỗi ngày từ 2 đến 3 lần để bệnh nhanh chóng được thuyên giảm.

Sử dụng các loại thuốc làm giảm đau

Đau sưng khớp bàn chân: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị3 Chữa đau sưng khớp bàn chân bằng thuốc tây

Những loại thuốc không kê đơn có tác dụng giảm đau nhức và sưng viêm mà bạn có thể sử dụng. Trong đó phổ biến nhất là ibuprofen, acetaminophen, naproxen sodium… Mặc dù có thể giảm đau tức thời nhưng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ cho dạ dày, gan, thận… Do đó, bạn nên cân nhắc khi sử dụng.

Bài viết trên đã thể hiện rõ những thông tin cơ bản về chứng đau sưng khớp bàn chân. Hy vọng với nguồn tin quan trọng này, bạn hãy tự chủ động trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh lý nhé.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Đau khớp