Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Dạy bé 2 tuổi những gì? Những điều cha mẹ cần biết

Ngày 21/12/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Dạy bé 2 tuổi những gì là chủ đề được nhiều bậc cha mẹ quan tâm nhằm mong muốn con trẻ phát triển toàn diện nhất. Để giải đáp cho câu hỏi này thì mời mọi người theo dõi bài viết sau đây!

Dạy bé 2 tuổi những gì là điều mà các bậc cha mẹ luôn quan tâm khi có con trong độ tuổi này. Bởi định hướng được cách giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và năng lực của con về sau. Vậy bố mẹ đã biết nên dạy bé 2 tuổi những gì chưa? Cách dạy con như thế nào để bé có thể phát triển khỏe mạnh và toàn diện? Hãy cùng khám phá nội dung sau đây để tìm ra câu trả lời nhé!

Điểm đặc biệt của trẻ nhỏ trong giai đoạn 2 tuổi

Những giai đoạn trước đó, bé hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ trong mọi việc. Tuy nhiên, khi được 2 tuổi, trẻ đã có hiểu biết cơ bản về thế giới xung quanh và hiểu những gì cha mẹ nói. Đồng thời con bắt đầu bày tỏ cảm xúc của mình đối với những thứ yêu thích và không thích. Cho nên việc biết dạy bé 2 tuổi những gì sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con. Cụ thể như sau:

Đối với sự phát triển thể chất

Bé có khả năng tự leo mà không cần sự giúp đỡ từ bố mẹ. Ngoài ra con còn có thể tự điều khiển cơ thể của chính mình bằng cách sử dụng linh hoạt các bộ phận tay chân để giúp việc di chuyển theo ý muốn dễ dàng hơn. Vậy thời điểm này nên dạy bé 2 tuổi những gì về thể chất?

Trong giai đoạn 2 tuổi này, phụ huynh nên hướng dẫn cho bé hoạt động thể chất sao cho phù hợp. Cha mẹ có thể cùng bé tập một số động tác đơn giản như đi bộ quãng đường vừa phải, đá bóng nhựa, đạp xe đồ chơi,...

Dạy bé 2 tuổi những gì? Những điều cha mẹ cần biết 1
Bé 2 tuổi có thể đi bộ, tự leo cầu thang

Đối với sự phát triển cảm xúc

Các bé bắt đầu thể hiện cảm xúc của bản thân nhằm gây sự chú ý với bố mẹ. Vậy nên dạy bé 2 tuổi những gì? Phát triển tâm lý trẻ 2 tuổi như thế nào?

Trong giai đoạn này các mẹ có thể chỉ cho bé cách thể hiện hoặc kiềm chế cảm xúc. Chẳng hạn như chỉ dạy cho bé thể hiện thái độ cởi mở đối với các bạn lâu ngày mới gặp hoặc cô chú lâu ngày mới đến thăm. Sau đó để trẻ tiếp xúc trực tiếp với các bạn đồng trang lứa thông qua môi trường trường mẫu giáo, công viên trò chơi,… nhằm giúp bé có thể tập làm quen với thế giới bên ngoài.

Đối với trẻ có tính hiếu động cao thì bé thường thích quan sát thế giới xung quanh và bắt chước các cử chỉ, thái độ của họ,… sau đó bé sẽ thực hiện lại hành động bắt chước khi ở với ba mẹ để xem phản ứng của họ đối với mình là gì. Từ đó bé sẽ đưa ra kết luận có nên thực hiện tiếp cách cư xử đó hay không.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên tâm sự với bé nhiều hơn. Bởi vì, để trẻ phát triển bình thường ở độ tuổi này thì sự giao tiếp, trò chuyện với những người xung quanh là cách tốt nhất để bé truyền đạt nhận thức và cảm xúc của bản thân. Phụ huynh cũng có thể dựa vào thái độ và cảm xúc của con để đoán ra ý định của trẻ, từ đó có các quyết định hợp lý.

Phát triển các giác quan trên cơ thể

Bố mẹ có biết rằng khi được khoảng 2 tuổi con rất thích quan sát và tìm hiểu thế giới xung quanh mình. Do đây là thời điểm giác quan của con đang được phát triển rất tốt nên phụ huynh có thể cân nhắc chọn lọc một số bài học đơn giản cho trẻ 2 tuổi để hỗ trợ con phát triển các giác quan hiệu quả nhất. 

Dạy bé 2 tuổi những gì? Những điều cha mẹ cần biết 3
Bé 2 tuổi rất tò mò khám phá thế giới xung quanh

Để giúp quá trình phát triển của con diễn ra hiệu quả nhất thì cha mẹ cần dạy trẻ 2 tuổi những gì? Cùng tìm hiểu qua phần nội dung tiếp theo nhé!

Dạy bé 2 tuổi những gì để trẻ phát triển toàn diện?

Giai đoạn 2 tuổi là lúc bé đang bắt đầu hình thành nhân cách và tính cách của mình. Cho nên việc giáo dục trẻ 2 tuổi là một bước đệm đầu đời quan trọng đối với sự phát triển của con. Thế nên cha mẹ có thể lựa chọn áp dụng một số phương pháp giáo dục như sau:

Dạy bé 2 tuổi đọc sách

Đa số các bậc phụ huynh chưa chú trọng nhiều về vấn đề đọc sách cùng con trong giai đoạn này do nghĩ rằng bé còn quá nhỏ nên chỉ cần lưu ý việc ăn, ngủ, chơi. Tuy nhiên đó lại là tư duy sai lệch vì theo nhiều nghiên cứu các bé sẽ phát triển tư duy ngôn ngữ tốt nhất ở giai đoạn từ 2 tuổi này.

Chính vì thế việc đọc sách cùng bé khi còn nhỏ là cách dạy con tiến bộ và hiệu quả, được áp dụng nhiều nước có nền kinh tế và giáo dục tốt bậc nhất trên thế giới. Phụ huynh có thể nghiên cứu một số loại sách khoa học tự nhiên và bổ ích để cùng con khám phá hoặc đọc cho bé nghe vào các thời điểm như trước khi ngủ, giờ sinh hoạt của bé,... để con có thể phát triển tốt khả năng ngôn ngữ của mình.

Dạy bé 2 tuổi những gì? Những điều cha mẹ cần biết 2
Dạy bé 2 tuổi những gì: Dạy bé đọc sách

Ngoài ra, phụ huynh hãy lưu ý phải cho bé hiểu cách đọc sách là từ phần bìa trước đến bìa sau và chỉ con cách cầm sách sao cho đúng. Sau đó hãy cho bé tập trung nghe mình đọc hay bố mẹ vừa đọc vừa chỉ để con phán đoán câu chuyện đang kể.

Khi bố mẹ đọc sách cho bé nghe, hãy chỉ theo các từ xuất hiện trên trang sách để bé có thể nắm bắt được câu chuyện qua hình ảnh nhìn thấy và âm thanh nghe được. Kết hợp với các bức tranh đầy sắc màu sẽ khiến con dần có khái niệm là bạn đang đọc sách truyện cho bé nghe.

Dạy cho bé 2 tuổi cách sống tự lập

Nên dạy trẻ 2 tuổi những gì để con tự lập hơn? Vào giai đoạn này bé có xu hướng thích khám phá mọi thứ xung quanh và tự thực hiện mọi việc. Do đó phương pháp dạy tốt nhất là tạo điều kiện để con tham gia và học hỏi nhiều điều mới mẻ quanh mình nhằm tăng thêm vốn hiểu biết về thế giới cho bé.

Tuy nhiên do trẻ chưa thể hoàn thiện tốt những kỹ năng và dễ mắc lỗi khi tìm hiểu. Nhưng trừ khi trẻ có nguy hiểm dẫn đến thương tích, trước đó thì bố mẹ vẫn nên giữ khoảng cách để con tự quyết mọi vấn đề lớn nhỏ trong thế giới quan của bé.

Qua bài viết trên chắc hẳn các làm cha làm mẹ đã biết nên dạy bé 2 tuổi những gì để con có thể phát triển toàn diện từ thể chất đến trí thông minh tuyệt vời. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về phương pháp nuôi dạy con thì bố mẹ hãy để lại bình luận bên dưới bài viết này nhé. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm