Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Kiềm chế được cảm xúc của bản thân sẽ giúp bạn tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn, có nhiều cơ hội, mối quan hệ hơn. Những cách kiềm chế cảm xúc hiệu quả nhất sẽ được chúng tôi trình bày dưới đây.
Nhận thức cũng như kiềm chế được những cảm xúc có thể giúp bạn quản lý được sự căng thẳng, có lối suy nghĩ rõ ràng, sáng tạo để có thể tự tin, giao tiếp tốt. Dưới đây chính là những cách kiềm chế cảm xúc hiệu quả nhất mà bạn có thể tham khảo.
Việc suy nghĩ, để ý quá nhiều đến những điều tiêu cực có thể khiến cho khả năng kiềm chế cảm xúc của bạn giảm sút, bên cạnh đó là gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần. Do đó, bạn cần tìm cách khắc phục vấn đề thay vì việc cứ mãi suy nghĩ về nó. Tự động viên bản thân, suy nghĩ theo hướng tích cực sẽ giúp quá trình điều hòa cảm xúc dễ dàng hơn rất nhiều.
Khi gặp phải vấn đề khó khăn, người ta thường có xu hướng đổ lỗi, chê trách người khác với tâm trạng khó chịu. Thói quen này sẽ khiến bạn trở nên ích kỷ hơn, khiến người khác tổn thương. Chính vì vậy, để kiềm chế cảm xúc, bạn cần học được cách suy tính, xem xét đến trách nhiệm của bản thân đối với những vấn đề đã xảy ra.
Bất cứ ai cũng đều có thể mắc phải sai lầm. Việc nóng giận và tranh cãi chắc chắn không thể thay đổi được thực tế đã xảy ra.
Do đó, điều quan trọng nhất cần giải quyết lúc này chính là tìm ra phương án khắc phục hậu quả cũng như giải quyết vấn đề, tránh việc cãi cọ và đùn đẩy trách nhiệm. Rèn luyện được điều này có thể khiến khả năng kiểm soát cảm xúc của mỗi người đều tốt hơn.
Có ác cảm hoặc là thù hận với người khác có thể làm giảm thời gian và năng lượng của bản thân. Vì vậy, giải quyết triệt để vấn đề và tha thứ, không giữ lại thù hận sẽ giúp cho bạn có nhiều năng lượng để làm việc, có sức khỏe và hạnh phúc.
Cảm xúc tức giận sẽ xảy ra nhanh chóng và rất dễ làm cho bạn mất khả năng kiểm soát. Do đó, tìm đến một nơi yên tĩnh để viết ra, ngẫm nghĩ về những điều tốt đẹp người đó đã từng làm cho bạn sẽ là cách rất tốt để giúp cân bằng cảm xúc, khách quan đánh giá những lỗi lầm và công bằng trong việc xử trí vấn đề.
Để kiềm chế được cảm xúc, tốt nhất bạn nên đánh lạc hướng tâm trí bằng cách làm cho bản thân trở nên bận rộn.Việc không đối diện trực tiếp với vấn đề sẽ giúp bạn có thời gian để kiểm soát cơn tức giận. Đừng chỉ tập trung suy nghĩ về các vấn đề trong cuộc sống, hãy hưởng thụ những công việc khác giúp bản thân hứng thú và vui vẻ hơn.
Cơn nóng giận sẽ làm cho bạn mất bình tĩnh, nổi cáu, thậm chí là gây xích mích với người khác. Do đó, khi gặp những khó khăn, thử thách bạn cần cố gắng để bình tĩnh để giải quyết, nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, tránh để lại những hậu quả xấu sau này.
Việc kiềm chế cảm xúc quá nhiều thực ra lại không tốt cho sức khỏe tinh thần của bạn, thậm chí dẫn đến các bệnh tâm lý nghiêm trọng như: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, rối loạn chống đối xã hội, trầm cảm,... Vì vậy, cần học cách giải tỏa những cảm xúc đó trước khi bản thân trở nên tức giận.
Chia sẻ với những người bạn tin tưởng như gia đình, bạn bè là cách rất tốt để đánh bay những cảm xúc căng thẳng và lấy lại niềm vui trong cuộc sống. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể viết ra những cảm xúc tiêu cực để giải tỏa những khó chịu trong lòng. Sau đó, việc đọc lại những dòng nhật ký này còn giúp bạn nhận biết cũng như hiểu rõ hơn cảm xúc của bản thân.
Để tránh được cơn giận ngay tức thời, bạn có thể nghĩ tới những chuyện vui mà mình đã từng trải qua, những câu chuyện hài hước hay uống một cái gì đó thật lạnh,…
Tập thể dục là cách rất tốt để giúp bạn bộc lộ cảm xúc tức giận một cách lành mạnh. Không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng, làm dịu tinh thần mà còn giúp bạn kiềm chế được cảm xúc một cách vô cùng hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn thực hiện những bài tập đơn giản như yoga, nhảy dây, chạy bộ… kết hợp với việc luyện tập ở ngoài trời để hít thở không khí trong lành sẽ giúp cho cơ thể và tâm trí được thư giãn.
Sự căng thẳng, lo lắng chính là nguyên nhân chính khiến những cơn nóng giận dễ dàng bùng nổ hơn. Vì vậy, thiền định là cách rất tốt giúp kiềm chế cảm xúc. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2017 trên tạp chí Mindfulness đã cho thấy tập thiền mỗi ngày trong vòng 3 tuần giúp chúng ta kiểm soát được cơn giận, làm giảm thiểu những hành vi hung hăng.
Nếu như không có thời gian để tập thiền, bạn có thể luyện tập hít thở sâu một cách đều đặn mỗi ngày. Phương pháp này không chỉ đem lại rất nhiều nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn hỗ trợ làm chậm nhịp tim, giúp bạn lấy lại được sự bình tĩnh để suy nghĩ thấu đáo cũng như tìm ra hướng giải quyết phù hợp.
Hãy thả lỏng cơ thể và thực hiện bài tập này khoảng 3 - 5 lần mỗi ngày để nâng cao khả năng kiềm chế cảm xúc của mình nhé!
Theo như một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Sleep vào năm 2020, chúng ta dễ dàng cảm thấy cáu gắt hơn vào những ngày thiếu ngủ. Khi bạn thiếu ngủ, những hormone gây căng thẳng tăng đột ngột tăng lên khiến bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu và dễ nóng giận. Do đó, chúng ta cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc để tâm trí luôn được thoải mái.
Việc không giữ được bình tĩnh có thể gây những hậu quả nghiêm trọng không đáng có. Do đó, việc học cách kiềm chế cảm xúc cũng như làm chủ được bản thân sẽ giúp bạn dễ dàng giao tiếp, kết giao được nhiều mối quan hệ tốt đẹp hơn.
Thảo My
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.