Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Độn cằm bao lâu thì ăn được? Những thực phẩm nên tránh sau khi độn cằm

Ngày 26/05/2023
Kích thước chữ

Độn cằm bao lâu thì ăn được? Đây là một câu hỏi mà không ít người vừa mới hoặc đang có ý định sử dụng phương pháp thẩm mỹ này đặt ra. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời cho vấn đề này.

Với nhu cầu làm đẹp hiện nay, độn cằm là một phương pháp thẩm mỹ được ưa chuộng không chỉ ở phái nữ mà ở ngay cả nam giới. Độn cằm sẽ giúp những khuôn mặt sở hữu chiếc cằm bị lẹm, cằm bị ngắn, không cân đối trở nên hài hòa và đẹp hơn. Vậy độn cằm bao lâu thì ăn được? Cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp ngay sau đây nhé!

Độn cằm bao lâu thì ăn được?

Cằm có vị trí nằm gần với miệng nên sau khi phẫu thuật độn cằm có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống bình thường. Bên cạnh đó, để cằm nhanh phục hồi và định hình được dáng cằm thì chúng ta cần phải tìm hiểu kĩ độn cằm bao lâu thì ăn được và có thể ăn được những loại thực phẩm nào.

Độn cằm bao lâu thì ăn được? Những thực phẩm nên tránh sau khi độn cằm 0
Độn cằm bao lâu thì ăn được là thắc mắc của nhiều người

Thông thường, thời gian trung bình để dáng cằm có thể phục hồi là từ 7 - 10 ngày và tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Trong thời gian này, chúng ta cần tuân thủ thời gian kiêng khem một số thực phẩm, cách sinh hoạt và chế độ nghỉ ngơi hàng ngày để không làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi vết thương.

Người vừa độn cằm có thể ăn uống ngay trong ngày và cần phải lựa chọn loại thức ăn lỏng, không cần nhai, cử động cơ hàm để tránh ảnh hưởng đến dáng cằm. Thời gian 3 ngày sau khi độn cằm rất quan trọng vì dáng cằm còn yếu và chưa ổn định. Chính vì thế nên trong 3 ngày này, tuyệt đối không được ăn những thực phẩm rắn, dai và cứng.

Từ ngày thứ 3 - 5 sau khi phẫu thuật độn cằm, bạn có thể thả lỏng hơn trong chế độ ăn uống vì lúc này dáng cằm đã dần ổn định hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chọn những loại thực phẩm mềm, dễ ăn để tránh cơ hàm phải hoạt động quá nhiều.

Sau 7 - 10 ngày, bạn nên ưu tiên bổ sung những thực phẩm chứa nhiều vitamin và canxi để đẩy nhanh tốc độ phục hồi và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đến khi dáng cằm đã ổn định hoàn toàn, bạn có thể quay lại với chế độ ăn uống bình thường và không cần kiêng khem gì cả. Thông thường, thời gian này sẽ nằm trong khoảng 1 tháng sau khi phẫu thuật độn cằm.

Độn cằm bao lâu thì ăn được? Những thực phẩm nên tránh sau khi độn cằm 2
Sau 7 - 10 ngày độn cằm cần ưu tiên bổ sung thực phẩm nhiều canxi

Những thực phẩm cần tránh sau khi độn cằm

Sau khi đã biết được độn cằm bao lâu thì ăn được, một vấn đề tiếp theo mà bạn cần nắm rõ để đảm bảo kết quả thẩm mỹ thành công, tốc độ hồi phục không bị ảnh hưởng, dáng cằm đẹp và tự nhiên đó là cần tránh những thực phẩm sau đây:

Thực phẩm dễ gây sẹo, kéo dài thời gian lành vết thương

Trong thời gian chăm sóc hậu phẫu thuật độn cằm, bạn cần chú ý vấn đề ăn uống. Nếu bạn ăn những thực phẩm này thì rất có khả năng sẽ để lại sẹo lồi

  • Thực phẩm giàu đạm: Thịt bò, cá hồi, gan,... là thực phẩm giàu đạm và có thể khiến vết thương bị sưng và lệch dáng cằm.
  • Thực phẩm giàu collagen: Không nên ăn đậu bắp, rau muống, su su,... sau khi phẫu thuật độn cằm vì có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và để lại sẹo lồi.
  • Thực phẩm làm từ nếp: Nhóm thực phẩm này sẽ khiến vết thương bị sưng phù, mưng mủ,...

Khi bạn tránh những thực phẩm này, quá trình tái tạo da sẽ không bị ảnh hưởng, khuôn cằm đẹp tự nhiên và hạn chế trường hợp để lại sẹo. 

Thực phẩm dai, cứng

Tiêu thụ thực phẩm dai và cứng yêu cầu chúng ta phải hoạt động cơ hàm nhiều hơn, từ đó dễ xảy ra tình trạng xê dịch sụn, lệch dáng cằm, ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ. Bạn nên ăn những thực phẩm mềm, có dạng lỏng và hạn chế nhai để không ảnh hưởng đến quá trình hồi phục và dáng cằm. 

Thực phẩm cay, nóng và chứa nhiều axit

Tình trạng mưng mủ, nhiệt miệng dễ xảy ra nếu trong quá trình hồi phục sau độn cằm chúng ta ăn những thực phẩm cay, nóng và có chứa nhiều axit. Bên cạnh đó, thực phẩm nhiều axit ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa và khiến cho các biểu mô xung quanh cằm bị xơ cứng, mất đi vẻ tự nhiên sau thẩm mỹ. Những thực phẩm tiêu biểu bạn cần tránh như:

  • Thực phẩm có tính nóng như ớt, mù tạt, kim chi, hạt tiêu, sa tế, xoài, ổi…
  • Đồ ăn có tính axit như chanh, quả hạch, cam quýt, xoài chua…
  • Bia, rượu, nước có gas, thuốc lá, đồ ăn nhanh…
Độn cằm bao lâu thì ăn được? Những thực phẩm nên tránh sau khi độn cằm 3
Đồ ăn nhanh là một trong những thực phẩm cần kiêng sau khi độn cằm

Một số lưu ý sau khi độn cằm

Dưới đây là một số điều mà bạn cần lưu ý sau khi phẫu thuật độn cằm:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý.
  • Không tham gia các hoạt động có môn thể thao dễ bị va đập như: Đá bóng, bóng bàn, tập tạ, nhảy dây, điền kinh,…
  • Không nằm nghiêng khi ngủ hoặc không úp mặt xuống gối.
  • Bỏ thói quen sờ cằm, chống cằm, vuốt má.
  • Tránh trang điểm hay sử dụng mỹ phẩm xung quanh vùng cằm.
  • Không nói, không hát hò quá nhiều.
  • Không súc miệng mạnh, không đánh răng thô bạo.

Bên cạnh đó, để dáng cằm nhanh ổn định và vết thương nhanh lành, bạn nên thực hiện một số phương pháp chăm sóc như sau:

  • Sau khi phẫu thuật độn cằm thường xuất hiện tình trạng sưng đau, đây là triệu chứng bình thường. Lúc này, bạn nên chườm đá hoặc chườm ấm không quá 50 độ C với tần suất chườm xen kẽ nhau, từ 2 – 3 phút/lần. Phương pháp này sẽ hạn chế sưng đau, giúp mạch máu bị vỡ lưu thông và làm tan máu bầm.
  • Tư thế ngủ nằm ngửa, kê cao đầu.
  • Vệ sinh, sát khuẩn vết thương mỗi ngày.
Độn cằm bao lâu thì ăn được? Những thực phẩm nên tránh sau khi độn cằm 4
Nên chườm đá hoặc chườm nóng để hạn chế sưng đau

Với những chia sẻ ở trên, chúng tôi tin chắc rằng bạn đã nắm rõ độn cằm bao lâu thì ăn được cũng như những thực phẩm bạn nên tránh sau khi độn cằm. Ngoài ra, bạn nên xin ý kiến của bác sĩ để xây dựng thực đơn ăn uống sau khi phẫu thuật độn cằm, cách chăm sóc để vết thương nhanh lành, không để lại sẹo và sở hữu được chiếc cằm như mình mong muốn.

Thảo Nguyên

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.