Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải đáp: Bong gân xoa mật gấu, NÊN hay KHÔNG NÊN?

Ngày 30/05/2022
Kích thước chữ

Việc dùng mật gấu để chữa bong gân là theo cách dân gian nhằm giảm đau. Nhưng các bác sĩ cũng khẳng định và khuyên không nên áp dụng theo phương pháp này. 

"Bong gân có nên xoa mật gấu không?" là băn khoăn của nhiều người khi bị chấn thương dẫn đến bong gân. Việc dùng mật gấu để chữa là theo cách dân gian nhằm giảm đau. Nhưng các bác sĩ cũng khẳng định và khuyên không nên áp dụng theo phương pháp này. 

Bong gân có nên xoa mật gấu không?

[ GIẢI ĐÁP ] Bong gân xoa mật gấu NÊN hay KHÔNG NÊN? 1 Bong gân xoa mật gấu có tốt không?

Dùng các phương pháp như đắp lá, bôi rượu gấc, dầu cao, mật gấu vào chỗ bị chấn thương khiến vết sưng nóng ran lên, lúc đầu sẽ có cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên, thực tế lại không được như vậy, bệnh không những không thuyên giảm mà còn có nguy cơ dẫn đến xơ hóa dây chằng làm cứng khớp, teo cơ, đau mạn tính, phải phẫu thuật để tạo hình lại dây chằng mới có thể vận động được, vì nếu có dùng thuốc điều trị cũng không trị dứt điểm được. 

Do vậy, dùng mật gấu, rượu xoa vào nơi đang bị tổn thương là việc làm sai lầm nghiêm trọng mà bạn nên tránh. Khi các chất nóng này tác động lên vùng đó không làm tan máu mà còn gây chảy máu mạnh hơn. Hơn nữa, các chất nóng này còn khiến máu tụ nhiều gây hoại tử, cứng khớp sau này.

[ GIẢI ĐÁP ] Bong gân xoa mật gấu NÊN hay KHÔNG NÊN? 2 Mật gấu - khiến máu tụ nhiều

Theo các bác sĩ khuyến cáo, khi bị bong gân điều quan trọng nhất bạn nên làm là thực hiện bất động khớp bị tổn thương đủ thời gian giúp dây chằng mau chóng hồi phục trở lại. Có thể dùng nẹp ép y tế, băng chun ép để bất động, tuy nhiên cách tốt nhất vấn là bó bột để đảm bảo được bất động tuyệt đối. 

Theo lời khẳng định của lương y Vũ Quốc Trung, Giám đốc TT Y tế tư nhân Sơn Hà thì đối với cách chữa dân gian là không nên xoa bóp rượu mật gấu, chất bôi nóng, thay vào đó bạn có thể dùng lá si, lá náng, lá cúc tần, ngải cứu... đem đi giã nhuyễn rồi đổ thêm chút dấm đun cho sôi và để nguội. Lấy hỗn hợp trên đắp cố định vào chỗ bong gân, ngày thay 1 lần. Nhưng bạn cần chú ý, phương pháp này chỉ nên áp dụng cho những trường hợp bong gân nhẹ, dây chằng chỉ bị giãn mà không đứt. Còn các trường hợp bị chấn thương bong gân nặng hơn, dây chằng đã đứt hoàn toàn, bong khớp thì cần đến bệnh viện chuyên khoa để được điều trị và chăm sóc tốt nhất. 

Lưu ý khi bị bong gân

[ GIẢI ĐÁP ] Bong gân xoa mật gấu NÊN hay KHÔNG NÊN? 3 Những điều cần chú ý khi bị bong gân

Khi bị bong gân cần hết sức lưu ý các điều sau:

  • Khi bong gân sẽ có tình trạng chảy máu vùng dây chằng bị đứt, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của chấn thương mà máu sẽ chảy nhiều hay ít. 
  • Phần máu chảy ra làm sưng nề vùng khớp bị bong gân. 
  • Những vết bầm tím quanh khớp là do máu tụ lại, chỗ bong gân sẽ nóng lên và ấn sẽ có cảm giác đau.
  • Sau chấn thương, tình trạng viêm sẽ xảy ra chỗ bong gân.
  • Nếu chườm nóng, bóp dầu, bóp rượu sẽ khiến khớp sưng nề lại càng sưng hơn do sự hồi lưu máu kém đi.
  • Giải pháp đúng sau khi bong gân: Chườm lạnh ngay tức thì vùng tổn thương bằng đá lạnh hoặc túi chườm lạnh rồi lấy chun cố định khớp. 
  • Khi chườm lạnh chú ý không làm nước đá tiếp xúc trực tiếp lên da dẫn tới việc bỏng lạnh.
  • Không ép quá chặt hay quá lỏng khi cố định.
  • Kê cao chân lên gối khoảng 10cm để không cho máu dồn xuống chân làm sưng chân.
  • Dùng thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, efferalgan. 
  • Nghỉ ngơi 5 – 7 ngày để vùng tổn thương hồi phục.

Chú ý: 

  • Không được xoa bóp để làm nóng bằng các loại dầu, cồn, rượu.
  • Không tiêm bất cứ thuốc gì vào vùng bong gân vì sẽ có nguy cơ giãn mạch, chảy máu nhiều hơn và càng phù nề thêm.
  • Để hạn chế bong gân thì chị em phụ nữ (nhất là phụ nữ ở độ tuổi ngoài 40 tuổi) không nên đi giày cao gót quá 7cm, giày chật hoặc quá lỏng. Với những đôi guốc như này sẽ khiến bàn chân co duỗi không thoải mái, lật mắt cá, dễ bị ngã, bong gân. Với những người càng lớn tuổi thì xương khớp không còn được chắc khỏe như hồi còn trẻ. 

Như vậy, câu hỏi "Bong gân xoa mật gấu, NÊN hay KHÔNG NÊN?" đã được giải đáp. Phương pháp dân gian này được truyền miệng nhưng không đem lại hiệu quả, thậm chí nguy hiểm hơn. Do vậy, hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi thực hiện bạn nhé!

Hạ Hạ

Nguồn: Tổng Hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin