Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Đứt gân ngón chân có nguy hiểm không?

Ngày 26/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Đứt gân ngón chân là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây nên và cần khắc phục kịp thời để không làm ảnh hưởng đến khả năng đi lại của người bệnh. Để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng đứt gân ngón chân, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Đứt gân ngón chân gây đau đớn, sưng tấy ở vị trí bị đứt gân, giảm khả năng vận động, tăng nguy cơ viêm nhiễm ngón chân bị đứt gân. Tình trạng này cần sớm phát hiện và xử lý, điều trị đúng cách để không để lại thương tật vĩnh viễn ở ngón chân hay bàn chân.

Đứt gân ngón chân do đâu?

Tìm hiểu đứt gân ngón chân, điều quan trọng cần biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để chữa hiệu quả và phòng tránh được nguy cơ tái phát. Đứt gân ngón chân có thể do rất nhiều nguyên nhân, tác nhân trực tiếp có thể do chấn thương, vận động quá sức,... Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị đứt gân ngón chân bao gồm:

Tuổi tác: Những đối tượng trong độ tuổi từ 40 - 50 tuổi được cảnh báo có nguy cơ đứt gân ngón chân cao hơn bởi khi này, dây chằng, gân ngón chân,... không còn độ dẻo dai, tốc độ lão hóa nhanh hơn và khi vận động nhiều hoặc chấn thương, nguy cơ đứt gân ngón chân khá cao.

Đứt gân ngón chân: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị 1
Tuổi tác có thể là yếu tố tăng nguy cơ đứt gân ngón chân

Giới tính: Đây cũng là yếu tố tác động để tỷ lệ người bị đứt gân ngón chân. Theo nghiên cứu, nam giới có nguy cơ bị đứt gân ngón chân cao hơn nữ giới đến 5 lần do các thói quen sinh hoạt, vận động hàng ngày.

Tác dụng phụ của thuốc: Các bệnh lý về khớp đòi hỏi phải tiêm steroid vào khớp có thể làm nguy cơ đứt gân ngón chân cao hơn.

Cách nhận biết đứt gân ngón chân

Gân là bộ phận tiếp giáp giữa cơ và xương, hỗ trợ vận động thuận lợi và dẻo dai. Khi các cơ co giãn và chuyển động tạo nên nhiều hoạt động của ngón chân, nếu đứt gân ngón chân, ngón chân không còn co gấp được, không duỗi được như thông thường, gây cảm giác vô cùng khó chịu.

Nhận biết sớm hiện tượng đứt gân ngón chân giúp bạn tăng tỷ lệ điều trị thành công, hạn chế nguy cơ tổn thương lâu dài, vĩnh viễn đối với gân ngón chân nói riêng và khả năng vận động, đi lại của toàn bộ bàn chân nói chung.

Dấu hiệu phổ biến nhất khi bị đứt gân ngón chân phải kể đến các cơn đau nhức mỗi khi vận động, đặc biệt là đi lại. Người bệnh cũng có thể nhận thấy những dấu hiệu khác như sưng tấy, nóng đỏ ngón chân nếu bị đứt gân ngón chân. Nếu nhận thấy đau nhức ngón chân bất thường và khó khăn khi đi lại, bạn nên đến bệnh viện thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân và tiến hành xử lý, điều trị.

Đứt gân ngón chân bao lâu thì lành?

Một trong những câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm nhất của độc giả về vấn đề đứt gân ngón chân là đứt gân ngón chân bao lâu thì lành. Thực tế, câu hỏi này rất khó để trả lời chính xác bởi mức độ đứt gân ở mỗi trường hợp không giống nhau.

Thời gian phục hồi sau đứt gân ngón chân nhanh hay chậm, trong bao lâu thì lành phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Chia sẻ từ các bác sĩ cho biết, có người bình phục nhanh trong 2 - 3 tháng nhưng cũng có người cần nhiều thời gian hơn để điều trị, kèm theo vật lý trị liệu có thể lên đến 6 tháng mới lành hẳn đứt gân ngón chân. 

Đứt gân ngón chân: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị 2
Vật lý trị liệu giúp phục hồi đứt gân ngón chân nhanh hơn

Phát hiện đứt gân ngón chân sớm hay muộn, mức độ tổn thương của gân ngón chân và các mô mềm xung quanh, nguyên nhân gây đứt gân ngón chân,.. là những yếu tố có tác động mạnh mẽ đến việc đứt gân ngón chân bao lâu thì lành. Thời gian hồi phục có thể nhanh hoặc chậm nhưng nếu người bệnh kiên nhẫn, hạn chế vận động, chăm sóc tốt vẫn có khả năng hồi phục hoàn toàn mà không cần lo lắng đến việc vận động, đi lại sau này.

Ngoài tập luyện vật lý trị liệu, vận động với tần suất thích hợp, vừa phải, các bác sĩ cũng khuyến cáo người bị đứt gân ngón chân nên chú ý hơn đến chế độ ăn uống, dinh dưỡng hàng ngày để gân ngón chân được phục hồi hiệu quả và nhanh chóng nhất. Ngoài ra nên tham khảo các thực phẩm hỗ trợ chữa bệnh từ bác sĩ, kết hợp chườm nóng/lạnh để giảm nhanh các cơn đau nhức do đứt gân ngón chân gây nên.

Đứt gân ngón chân có nguy hiểm không?

Mặc dù không trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh nhưng những cơn đau nhức và khó chịu khiến người bị đứt gân mệt mỏi, uể oải, khó vận động, trực tiếp tác động đến đời sống và công việc hàng ngày. Nếu để lâu không chữa trị đứt gân ngón chân có thể khiến bệnh nhân gặp nhiều biến chứng nặng, cơn đau kéo dài và thậm chí mất khả năng vận động.

Chính vì vậy, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở ngón chân, đặc biệt là sau khi té ngã, chấn thương,... cần nhờ đến sự trợ giúp các bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân và tình trạng sức khỏe, tiến hành điều trị sớm, kịp thời.

Cách điều trị đứt gân ngón chân

Phương pháp điều trị đứt gân ngón chân hiện nay khá đa dạng, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định bó bột hoặc phẫu thuật nối gân tùy theo thực tế bệnh trạng. Những trường hợp bị đứt gân ngón chân nặng, gân ngón chân gần như đứt hoàn toàn thì phương án khả thi nhất là phẫu thuật để nối gân ngón chân.

Đứt gân ngón chân: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị 3
Bó bột ngón chân là phương án điều trị thường dùng

Với những trường hợp đứt gân ngón chân thực hiện bó bột, thời gian bó bột thường kéo dài trong 10 - 12 tuần hoặc nhanh hơn 1 - 2 tuần nếu thực trạng phục hồi nhanh chóng.

Ngoài 2 phương án trên bệnh nhân cũng cần tập thêm vật lý trị liệu sau khi tháo bột để phục hồi chức năng đi lại, vận động, tăng cường hiệu quả chữa trị đứt gân ngón chân. Phẫu thuật hồi phục cũng cần tập vật lý trị liệu nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng đi lại khó khăn, đau nhức, mất thăng bằng khi đi,...

Mong rằng qua những chia sẻ trên đây từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng đứt gân ngón chân cũng như nguyên nhân, triệu chứng và phương án chữa trị thích hợp. Để phòng ngừa bị đứt gân ngón chân bạn nên cẩn trọng khi vận động, tránh các yếu tố gây chấn thương, khởi động trước khi tập luyện thể thao và không nên vận động quá sức. 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm