Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Giải đáp thắc mắc: Bệnh bạch biến có lây không?

Ngày 28/07/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh bạch biến là căn bệnh khiến cho da xuất hiện các mảng màu nhạt hơn so với sắc tố da bình thường ở những vùng khác trên cơ thể. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn làm rõ thắc mắc bệnh bạch biến có lây không và có chữa được không?

Bên bạch biến khiến cho da có các mảng màu nhạt hơn so với sắc tố da ở các vùng khác trên cơ thể. Đây là một căn bệnh lành tính nhưng lại gây ảnh hưởng khá lớn đến thẩm mỹ của da cũng như tâm lý của người bệnh. Vậy bệnh bạch biến là gì và bệnh bạch biến có lây không?

Tổng quan về bệnh bạch biến

Bệnh bạch biến có lây không? Có khoảng 1% dân số trên thế giới gặp phải tình trạng bệnh bạch biến. Khi bị bệnh, người bệnh sẽ có những mảng da bị mất sắc tố và trở nên sáng màu hơn so với các vùng da bình thường, gây ra nhiều tự ti về ngoại hình.

Nếu bạn bị mắc phải bệnh bạch biến, các tế bào đóng vai trò quy định màu sắc trên da melanocyte bị phá hủy và khiến cho khu vực đó không còn tạo ra sắc tố melanin. Lúc đó vùng da bị ảnh hưởng sẽ trở nên nhạt màu hoặc có màu trắng bạch. Bệnh bạch biến có thể xuất hiện ở bất kỳ khu vực nào trên cơ thể như khu vực thường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bên trong miệng và các niêm mạc, lỗ mũi, bộ phận sinh dục ngoài, bên trong lỗ tai hay phía sau mắt. Đặc biệt lông và tóc cũng có thể chuyển sang xám hoặc trắng nếu nằm trên vùng da bị mất sắc tố.

Bệnh bạch biến là căn bệnh ngoài da không gây nguy hiểm đến tính mạng con người Bệnh bạch biến là căn bệnh ngoài da không gây nguy hiểm đến tính mạng con người

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bệnh bạch biến là do sai sót trong quá trình sản xuất các sắc tố da melanin chứ không phải do nhiễm trùng hay nhiễm virus nào. Vì vậy, đây được xem là một loại rối loạn sắc tố xảy ra trên tế bào da của người. Tuy nhiên, cho đến bây giờ lý do vì sao các tế bào melanocyte bị phân hủy vẫn chưa được hiểu rõ. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng có sự kết hợp giữa các yếu tố di truyền, tự miễn và môi trường dẫn đến bệnh bạch biến.

Nguyên nhân gây ra bệnh bạch biến

Nguyên nhân gây ra bệnh bạch biến vẫn chưa được tìm hiểu. Một yếu tố rủi ro có thể dẫn đến bệnh bạch biến là người bệnh có các gen PTPN22 và NLRPT1.

Các nhà nghiên cứu cho rằng bệnh bạch biến là một căn bệnh rối loạn tự miễn vì cơ thể tấn công chính tế bào của mình. Tuy nhiên, cơ chế của quá trình tấn công vào các tế bào sắc tố này vẫn chưa được biết đến rộng rãi và khoảng 20% người mắc bệnh bạch biến cũng tồn tại một loại rối loạn tự miễn khác. Tùy thuộc vào nơi ở và điều kiện mà những rối loạn này có thể bao gồm viêm tuyến giáp, bệnh vẩy nến, xơ cứng bì, lupus, rụng tóc từng mảng hay hói đầu, thiếu máu ác tính, đái tháo đường type 1, viêm khớp dạng thấp, bệnh addison.

Các chuyên gia cho rằng bệnh bạch biến có thể xuất hiện sau khi tiếp xúc với độc tố và hóa chất hoặc mức độ căng thẳng kéo dài. Bên cạnh đó còn có cơ thể bị cháy nắng hoặc có những vết cắt nghiêm trọng.

Một số nguyên nhân gây ra bệnh bạch biến Một số nguyên nhân gây ra bệnh bạch biến

Bệnh bạch biến có lây không?

Bệnh bạch biến có lây không? Bệnh bạch biến có thể gây ảnh hưởng đến các khu vực khác nhau trên cơ thể nhưng không lây truyền qua những tiếp xúc vật lý thông thường. Nghĩa là một người khi bị mắc bệnh bạch biến không thể truyền sang cho người khác thông qua việc bắt tay, ăn uống chung hoặc ôm,...

Các chuyên gia và bác sĩ da liễu cho rằng bệnh bạch biến là một căn bệnh khiếm khuyết thẩm mỹ trên da, giới hạn ở một cá thể và không gây lây nhiễm đối với người khác. Nhiều khả năng cho rằng bệnh bạch biến được di truyền dù rất khó để dự đoán được xác suất mắc bệnh từ bố hoặc mẹ.

Bệnh bạch biến có lây không là thắc mắc của nhiều người Bệnh bạch biến có lây không là thắc mắc của nhiều người

Bệnh bạch biến có chữa được không?

Điều trị bệnh bạch biến có thể phụ thuộc vào mức độ của các mảng da bị mất sắc tố nhiều hay ít. Nếu hơn từ 5 đến 10% da trên cơ thể bị bệnh bạch biến thì việc điều trị tại chỗ chưa chắc mang lại hiệu quả như mong muốn.

Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc nào có thể loại bỏ hoàn toàn các mảng bị bạch biến trên da. Những cách chữa bệnh bạch biến hầu hết là ngăn chặn mảng sắc tố lan rộng và làm cho sự chênh lệch màu sắc giữa vùng da bị ảnh hưởng và vùng da thường có thể được cân bằng.

Để điều trị và hỗ trợ điều trị bệnh bạch biến, bạn có thể:

  • Sử dụng thuốc bôi tại chỗ như corticoid, tacrolimus,...
  • Quan hóa trị liệu.
  • Sử dụng các loại mỹ phẩm để che giấu đi vùng da bị mất sắc tố.
  • Sử dụng các loại kem chống nắng để bảo vệ da dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời.
  • Giảm sắc tố vùng da bình thường để giúp đồng nhất màu da trong trường hợp bạch biến xuất hiện quá nhiều.
  • Phẫu thuật ghép da lấy ra từ vùng bình thường đến các khu vực bị mất sắc tố.

Bài viết trên đây đã giải đáp mọi thắc mắc về câu hỏi bệnh bạch biến có lây không. Hy vọng các thông tin trên đây là hữu ích và giúp cho bạn bảo vệ được sức khỏe của bản thân và gia đình.

Cẩm Ly

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm