Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải đáp thắc mắc: Bị sùi mào gà có mang thai được không?

Ngày 30/09/2023
Kích thước chữ

Sùi mào gà là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến hiện nay. Nhiều phụ nữ thắc mắc liệu họ có thể mang thai nếu bị sùi mào gà hay không? Bị sùi mào gà có mang thai được không? Nội dung chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này.

Virus HPV gây ra sùi mào gà và phát triển mạnh ở bộ phận sinh dục nữ. Người mẹ bị nhiễm bệnh có thể dễ dàng truyền bệnh cho thai nhi qua quá trình sinh nở. Vì vậy, nhiều chị em muốn biết nếu bị sùi mào gà thì có thể mang thai hay không? Bị sùi mào gà có mang thai được không?

Những thông tin cơ bản về bệnh sùi mào gà

Nguyên nhân gây ra bệnh sùi mào gà

Sùi mào gà là dạng mụn cóc lành tính do virus HPV gây ra. Có nhiều loại HPV, trong đó loại 6 và 11 là tác nhân gây bệnh chính.

giai-dap-thac-mac-bi-sui-mao-ga-co-mang-thai-duoc-khong 1.jpg
Sùi mào gà là dạng mụn cóc lành tính do virus HPV gây ra

Virus HPV gây sùi mào gà rất dễ lây từ người sang người, tổn thương chủ yếu tập trung ở niêm mạc và da. Bệnh chủ yếu lây truyền qua quan hệ tình dục, từ mẹ sang con khi sinh hoặc qua tiếp xúc với các vật dụng chứa virus mà người bệnh đã sử dụng như khăn tắm, bệ xí...

Triệu chứng phổ biến ở người bị sùi mào gà

Virus HPV gây ra sùi mào gà và tồn tại trong cơ thể khoảng 1 đến 9 tháng. Các triệu chứng của bệnh bao gồm sự phát triển của các nốt sùi, có cuống, mềm, không ngứa và không đau. Nốt sùi thường nằm ở bộ phận sinh dục hoặc hậu môn, họng, lưỡi, miệng…

Theo thời gian, nếu không điều trị kịp thời, nốt sùi sẽ ngày càng to lên và hình thành mảng to, hình giống súp lơ, chảy dịch có mùi hôi. Các nốt sùi có màu sắc rất giống với da, đôi khi có màu xám đen, nâu hoặc sẫm, sờ vào có cảm giác hơi sần sùi, phẳng.

Phụ nữ bị sùi mào gà có mang thai được hay không?

Bị sùi mào gà có mang thai được không?

Bị sùi mào gà có mang thai được không hay sùi mào gà có sinh con được không thì về lý thuyết, bạn vẫn có thể mang thai nếu bị sùi mào gà. Tuy nhiên, không có bác sĩ nào khuyến cáo bệnh nhân bị sùi mào gà nên có thai ngay vì hai lý do:

  • Thứ nhất, khi bạn bị sùi mào gà, bạn sẽ truyền bệnh cho chồng khi quan hệ tình dục.
  • Thứ hai, bạn cần điều trị triệt để sùi mào gà và theo dõi ít ​​nhất 6 tháng nếu không có tái phát trước khi mang thai.
giai-dap-thac-mac-bi-sui-mao-ga-co-mang-thai-duoc-khong 2.jpg
Bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân bị sùi mào gà không nên có thai ngay

Bạn nên làm gì nếu bị sùi mào gà khi mang thai?

Hiện tại, không có mối liên quan nào được tìm thấy giữa phụ nữ mang thai bị sùi mào gà và sảy thai, sinh non hoặc các biến chứng thai kỳ khác. Mặt khác, nguy cơ lây truyền HPV từ mẹ sang thai nhi được đánh giá là rất thấp nhưng vẫn có một số biến chứng:

  • Nhiễm trùng cơ quan sinh dục khi mang thai có thể khiến nốt sùi phát triển nhanh chóng, gây đau khi đi tiểu và chảy máu khi sinh. Nốt sùi lớn trên thành âm đạo cũng có thể khiến âm đạo khó giãn nở khi sinh nở nên trong nhiều trường hợp, phụ nữ mang thai được yêu cầu điều trị nốt sùi ở âm đạo trước ngày dự sinh.
  • Trẻ sơ sinh bị nhiễm sùi mào gà từ mẹ khi sinh ra có nguy cơ phát triển sùi mào gà ở cổ họng hoặc miệng trong vòng vài tuần sau khi sinh.

Nếu không may bị sùi mào gà khi mang thai, bạn không bao giờ nên tự mình tìm cách điều trị và cũng không nên làm những điều sau:

  • Dùng bất cứ vật gì để chọc vào các nốt sùi.
  • Sử dụng kem bôi chứa steroid.
  • Dùng nước đá loại bỏ nốt sùi mào gà.
  • Tìm cách cắt bỏ, lột da khu vực nốt sùi.
  • Mặc dù hiện nay có một số loại thuốc có thể giúp giảm sùi mào gà nhưng phụ nữ mang thai không nên tự ý sử dụng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Các phương pháp điều trị sùi mào gà ở phụ nữ mang thai

Nếu bạn đang lo lắng từng bị sùi mào gà có mang thai được không thì câu trả lời đã có ở phần trên. Với trường hợp sùi mào gà khi mang thai, bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển về kích thước của nốt sùi. Tùy vào số lượng, kích thước nốt sùi và các tổn thương đi kèm mà bác sĩ sẽ quyết định có nên điều trị hay không và xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp.

giai-dap-thac-mac-bi-sui-mao-ga-co-mang-thai-duoc-khong 3.jpg
Bị sùi mào gà khi mang thai, bác sĩ sẽ theo dõi và xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp

Nếu nốt sùi ở âm đạo hoặc âm hộ đủ lớn để cản trở quá trình sinh nở, bác sĩ sẽ cố gắng loại bỏ nó trước khi sinh

Các phương pháp điều trị sùi mào gà ở phụ nữ mang thai thường là:

Đóng băng nốt sùi mào gà bằng nitơ lỏng

Thích hợp với những trường hợp sùi mào gà ở mức độ nhẹ, tương đối an toàn nhưng người bệnh sẽ cảm thấy đau trong quá trình điều trị.

Phẫu thuật cắt bỏ nốt sùi

Trong trường hợp nhiễm virus nặng, bác sĩ sẽ dùng tia laser để đốt mụn cóc. Tia laser có thể xâm nhập sâu vào âm đạo để tiêu diệt virus. Thời gian điều trị khoảng một giờ, thực hiện khoảng ba lần, với khoảng thời gian 2 đến 3 tuần giữa mỗi lần điều trị.

Đốt laser để loại bỏ sùi mào gà không có nghĩa là bệnh sẽ không tái phát, vì virus chưa bị loại bỏ hoàn toàn vì vẫn còn tồn tại trong cơ thể, khi sức đề kháng yếu, HPV sẽ gây ra sùi mào gà bất cứ lúc nào. Vì vậy, sau khi điều trị đốt nốt sùi, người bệnh vẫn cần được theo dõi và điều trị cho đến khi loại bỏ hoàn toàn virus, đồng thời duy trì lối sống lành mạnh.

Tác nhân gây bệnh sùi mào gà là virus HPV. Virus thường lây truyền qua đường tình dục qua tiếp xúc da kề da, niêm mạc, dương vật, hầu họng, âm đạo, tử cung và hậu môn của người mang mầm bệnh. Tuy nhiên, HPV có thể được ngăn ngừa bằng cách tiêm chủng. Vì vậy, chị em nên chủ động tiêm phòng HPV trước khi mang thai để bảo vệ bản thân nhé.

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.