Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Thắc mắc: Virus HPV là gì? Virus HPV gây bệnh gì?

Ngày 05/10/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

HPV là loại virus phổ biến, lây lan nhanh nên ai cũng có thể nguy cơ lây nhiễm và bị lây nhiễm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu virus HPV là gì, HPV gây ra những bệnh gì nhé!

Chúng ta vẫn thường nghe nhắc đến các bệnh lây truyền qua đường tình dục song không nhiều người biết virus HPV chính là tác nhân có liên quan trực tiếp. Điều đáng nói là HPV có thể xâm nhập vào cơ thể mà không gây ra triệu chứng tức thời, thậm chí chúng có thể ẩn cư lâu dài trong cơ thể nên khó phát hiện.

Virus HPV là gì?

Virus HPV (viết tắt của Human Papilloma Virus) là tác nhân phổ biến gây ra u nhú ở người. Các nhà khoa học tìm thấy hơn 100 loại virus HPV, gây ảnh hưởng cho nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể, có thể kể đến như âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, dương vật, bìu, trực tràng và hậu môn.

Trong số rất nhiều chủng virus HPV, có khoảng 14 chủng được phân loại là có “nguy cơ cao”, làm tăng đáng kể khả năng phát triển ung thư cổ tử cung. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), mỗi năm có khoảng 36.000 phụ nữ và nam giới ở Mỹ phải đối mặt với nguy cơ mắc ung thư do nhiễm phải virus HPV.

Có thể nói, tác động của virus HPV là vô kể, nó có thể gây ra vô số bệnh ung thư lẫn bệnh sinh dục. Ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng, ung thư dương vật, ung thư âm hộ, u nhú sinh dục và còn rất nhiều tình trạng bệnh khác do virus HPV đưa đến.

Thắc mắc: Virus HPV là gì? Virus HPV gây bệnh gì? 1
Virus HPV là nguyên nhân gây ra khá nhiều mầm bệnh nguy hiểm

Điều đáng lo ngại hơn nữa là HPV hoạt động ở dạng tiềm ẩn, những người bị nhiễm bệnh thường không có triệu chứng và có thể dễ dàng truyền virus sang người khác mà ngay cả chính họ cũng không hề hay biết về những rủi ro lây lan này.

Trong khi nhiều chủng HPV có thể tự khỏi mà không cần điều trị thì có hơn 40 loại vẫn tồn tại, gây ra những nguy cơ đáng kể cho sức khỏe. Do đó, chúng ta luôn luôn phải bằng cách khám sàng lọc và tiêm chủng thường xuyên để ngăn ngừa các bệnh ung thư liên quan đến HPV.

HPV lây qua đường nào?

Sau khi đã biết virus HPV là gì rồi, điều mà chắc chắn ai cũng sẽ quan tâm đó là HPV lây qua đường nào.

HPV là loại virus phổ biến, lại dễ lây lan nên ai cũng có thể nguy cơ lây nhiễm và bị lây nhiễm.

Có 2 con đường lây nhiễm virus HPV chính, đó là:

  • Lây truyền qua đường tình dục.
  • Lây truyền không qua tình dục (lây trường từ mẹ sang con, qua tiếp xúc trực tiếp,…).

Lây truyền qua đường tình dục

Khi hai người tiếp xúc da với da, đặc biệt là khi quan hệ tình dục (quan hệ qua đường âm đạo, qua hậu môn hoặc qua miệng) là khả năng lây nhiễm virus HPV rất cao.

Bên cạnh đó, nếu virus HPV tiếp xúc với màng nhầy (miệng, môi, hậu môn, các bộ phận của cơ quan sinh dục) hoặc vết nứt trên da (vết rách âm đạo….) cũng sẽ xảy ra tình trạng lây nhiễm

Do đó, để giảm nguy cơ lây nhiễm virus HPV, sử dụng bao cao su đúng cách trong quan hệ tình dục là một biện pháp hiệu quả.

Thắc mắc: Virus HPV là gì? Virus HPV gây bệnh gì? 2
HPV chủ yếu lây qua đường tình dục không an toàn

Không lây qua đường tình dục

Ở số ít trường hợp hiếm gặp, virus HPV cũng có khả năng bị lây nhiễm từ mẹ sang con, lây nhiễm qua tiếp xúc da, niêm mạc có trầy xước, chạm vào những vật dụng có chứa dịch tiết cơ thể (đồ lót, vết loét, chảy máu,…).

Nhìn chung, việc lây nhiễm virus HPV là rất phổ biến, nhất là những người độ tuổi từ 20 - 30 tuổi. Nếu một người hay bị stress, cơ thể suy yếu hay nhiễm siêu vi, có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục sớm,… sẽ là đối tượng dễ bị virus tấn công mạnh.

Đặc biệt, với người hệ miễn dịch kém, HPV càng được tạo cơ hội hoành hành sớm hơn. Điều đáng lo ngại là những người nhiễm HPV thường không có triệu chứng rõ ràng, trong khi virus HPV thường ẩn cư lâu dài. Đến lúc phát hiện thì bệnh đã diễn tiến nặng, gây khó khăn trong việc điều trị, ảnh hưởng không nhỏ đến mọi mặt của người bệnh, thậm chí tử vong cao.

HPV gây bệnh gì?

Ở phần trên, chúng ta đã tìm hiểu tổng quan về loại virus phổ biến có tên là HPV. Điều mà mọi người quan tâm nhất có lẽ là virus HPV gây ra những bệnh gì.

Như đã nói, HPV có rất nhiều chủng, chủ yếu lây truyền qua đường tình dục. Hầu hết các trường hợp nhiễm HPV thường không xuất hiện triệu chứng bệnh cũng như không gây nguy hại gì cho sức khỏe. Trường hợp nhiễm các chủng nguy hiểm (chiếm số ít) thì một số vấn đề sức khỏe có thể mắc phải chẳng hạn như mụn cóc, mụn rộp sinh dục. Mụn này đa dạng về kích thước, to nhỏ khác nhau. Chúng có thể nhô lên hay xẹp xuống. Khi bị mụn sinh dục, bệnh nhân nên khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị.

Thắc mắc: Virus HPV là gì? Virus HPV gây bệnh gì? 3
Nguyên nhân mụn rộp mọc quanh môi do virus HPV gây ra

Đáng lo ngại hơn là khả năng mắc các loại ung thư khác nhau do HPV gây ra, trong đó ung thư cổ tử cung là phổ biến nhất. Người bệnh chỉ phát hiện ra ung thư sau thời gian dài nhiều năm chung sống với HPV. Điều đáng nói là không có biện pháp nào để biết một người bị nhiễm HPV có khả năng bị bệnh ung thư hay không. Do đó, bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo chị em nên thực hiện xét nghiệm Pap định kỳ cũng như luôn chú ý theo dõi tầm soát ung thư. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, khi bệnh được chẩn đoán sớm sẽ giúp cho quá trình điều trị được dễ dàng hơn.

Vậy có cách nào tiêu diệt HPV không? Loại virus này rất khó bị tiêu diệt hoàn toàn, nhất là với những người bị suy giảm miễn dịch (bao gồm người bị HIV/AIDS). Do đó, ngoài ảnh hưởng do HPV gây ra, những người này còn có thể mắc các vấn đề sức khỏe khác nữa.

Chị em phụ nữ có thai vẫn có thể bị nhiễm HPV. Lúc này, HPV có thể gây mụn sinh dục hay đáng lo hơn là đưa đến những thay đổi tế bào bất thường trong tử cung. Thai phụ vẫn nên tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để phát hiện những thay đổi tế bào bất thường này càng sớm càng tốt.

HPV có thể chữa trị được không?

Với câu hỏi bị HPV có chữa trị được không thì thật đáng tiếc là cho đến hiện tại y học hiện đại vẫn chưa tìm ra phương pháp có thể chữa trị dứt điểm căn bệnh này. Thay vào đó, chỉ có thể làm giảm/mất các triệu chứng của bệnh, bao gồm:

  • Mụn sinh dục: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để chữa tình trạng này.
  • Tiền ung thư cổ tử cung: Bác sĩ chỉ định bệnh nhân làm xét nghiệm Pap, hướng dẫn kiểm tra sức khỏe định kỳ.
  • Các ung thư khác: Bệnh sẽ điều trị tốt hơn nếu được phát hiện sớm. Chỉ có kiểm tra sức khỏe định kỳ, làm các xét nghiệm cần thiết mới giúp chẩn đoán chính xác bệnh.
Thắc mắc: Virus HPV là gì? Virus HPV gây bệnh gì? 4
Nên sớm đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để tránh bệnh diễn biến nặng

Làm thế nào để không bị HPV?

HPV không thể chữa trị hoàn toàn, vậy có cách nào để không bị HPV không? Theo bác sĩ chuyên khoa, tiêm vacxin là cách phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay. Thời điểm để tiêm vacxin là khoảng từ 11 đến 26 tuổi.

  • Nữ giới: Vacxin phòng ngừa được khuyến cáo tiêm cho bé gái giai đoạn 11 - 12 tuổi. Tuy nhiên, vacxin này cũng có thể dùng cho phụ nữ 26 tuổi nếu họ chưa tiêm vacxin lần nào, hoặc khi còn nhỏ chưa tiêm đủ liều.
  • Nam giới: Tương tự nữ giới, loại vacxin này cũng được tiêm cho bé trai từ 11 - 12 tuổi. Nam giới 21 tuổi vẫn tiêm vacxin này nếu trước đó chưa tiêm vacxin lần nào hoặc chưa tiêm đủ liều vacxin khi còn nhỏ. Lưu ý là nam giới 26 tuổi được khuyến cáo nên tiêm vacxin này nếu có quan hệ đồng giới hoặc hệ miễn dịch kém.

Một biện pháp phòng/giảm nguy cơ nhiễm HPV cũng hiệu quả không kém đó là chú ý quan hệ tình dục an toàn bằng cách dùng bao cao su đúng cách. Tuy nhiên, bạn cần chú ý vì HPV vẫn có thể đi vào cơ quan sinh dục tại nơi mà bao cao su không thể che được. Sử dụng bao cao su chỉ giúp giảm nguy cơ chứ không thể ngăn ngừa triệt để. Ngoài ra, nên duy trì mối quan hệ một vợ - một chồng, hạn chế tối đa bạn tình cũng là cách phòng tránh HPV tốt. 

Tóm lại, virus HPV có thể lây nhiễm cho bất cứ ai. Quan trọng hơn là virus HPV lại khó bị tiêu diệt. Do đó, hãy chủ động phòng tránh bằng cách tiêm ngừa theo hướng dẫn của bác sĩ để bảo vệ bản thân và những người thân yêu của mình.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm