Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đau thắt ngực là một trong những triệu chứng sớm nhất của bệnh mạch vành. Liệu, đau thắt ngực có phải bệnh mạch vành không? Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bạn cần thăm khám và thực hiện các giải pháp y tế.
Bệnh mạch vành xảy ra khi động mạch vành bị hẹp hoặc tắc do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến hệ thống mạch vành không thể đáp ứng nhu cầu oxy của cơ tim. Các dấu hiệu của bệnh động mạch vành thường xảy ra khi động mạch vành bị thu hẹp hơn 50% đường kính lòng mạch.
Động mạch vành là một động mạch nhỏ có các nhánh trái và phải, chịu trách nhiệm mang máu giàu oxy từ động mạch chủ vào bên trong tim. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và vận chuyển máu đến các cấu trúc bên trong tim.
Một bệnh thường gặp của mạch vành là hẹp động mạch vành do sự tích tụ mảng xơ vữa ở thành động mạch. Kết quả là lưu lượng máu qua các động mạch bị giảm, không đủ máu cho tim hoạt động, khiến người bệnh xuất hiện những cơn đau thắt ngực hay còn gọi là bệnh mạch vành hoặc thiếu máu cục bộ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đau thắt ngực có phải bị bệnh mạch vành không thì không thể dám chắc.
Đau thắt ngực là dấu hiệu đầu tiên và cơ bản nhất để nhận biết bệnh mạch vành. Khi cơn đau xuất hiện, người bệnh có cảm giác tức ngực, nặng nề như bị đè nén rất khó chịu. Cơn đau bắt đầu từ tim, sau đó lan lên cổ, hàm và vai, rồi đến cánh tay. Thời gian của cơn đau dao động từ 10 giây đến vài phút, thậm chí lên đến 10 phút trong những trường hợp nghiêm trọng, nếu kéo dài có thể gây nhồi máu cơ tim.
Có một loại đau thắt ngực ổn định, đó là cơn đau xuất hiện khi bệnh nhân gắng sức, cơn đau này thường lặp đi lặp lại, lúc này bệnh nhân biết rằng cần phải nghỉ ngơi và vận động vừa phải để tránh cơn đau ngực.
Cơn đau thắt ngực không ổn định thường xảy ra đột ngột, ngay cả khi không gắng sức. Đây là biểu hiện nguy hiểm của bệnh mạch vành, người bệnh cần đặc biệt lưu ý. Đau thắt ngực không ổn định có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Như vậy, đau thắt ngực có phải bị bệnh mạch vành không thì chắc chắn có cơ sở để nghi ngờ đây là biểu hiện của bệnh khởi phát.
Đau thắt ngực
Có đau thắt ngực ổn định và đau thắt ngực không ổn định. Bệnh nhân có thể bị tức ngực và khó thở khi gắng sức, leo cầu thang hoặc tâm trạng bất thường. Những người bị đau thắt ngực có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao hơn.
Suy tim
Biểu hiện thường gặp nhất là người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, khó thở, ho khi gắng sức, lao động nặng nhọc. Đây là hậu quả của tình trạng thiếu máu cơ tim lâu ngày.
Rối loạn nhịp tim
Đây là biến chứng của bệnh mạch vành. Chứng rối loạn này khiến tim đập nhanh và không đều, là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng vì tim có thể đột ngột ngừng đập bất cứ lúc nào.
Đau thắt ngực có phải bệnh mạch vành không? Đau ngực, đau thắt ngực là dấu hiệu quan trọng giúp nhận biết bệnh mạch vành. Khi bị đau thắt ngực người bệnh sẽ cảm thấy tim bị bóp chặt, thắt nghẹt, đè ép, đôi khi có cảm giác khó chịu nhẹ ở lồng ngực. Các vị trí đau phổ biến nhất là sau xương ức, giữa ngực hoặc vùng tim.
Hiện nay, giới y học đang sử dụng các giải pháp sau để điều trị bệnh mạch vành:
Phương pháp này phù hợp với bệnh nhân mới mắc bệnh mạch vành và tình trạng ở thể nhẹ. Các bác sĩ sẽ kê nhiều loại thuốc điều trị như thuốc chống kết vón tiểu cầu, thuốc ức chế thụ thể beta, thuốc hạ cholesterol trong máu, thuốc chẹn kênh calci… Các loại thuốc này có thể sử dụng kết hợp hoặc riêng biệt với mục đích là giúp cải thiện chức năng tim, tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm các triệu chứng và giảm nguy cơ nhập viện của bệnh nhân.
Người bình thường cũng cần chú ý triệu chứng đau thắt ngực, xem có phải bệnh mạch vành hay không. Khi xuất hiện những triệu chứng bất thường cần phải có sự thăm khám của bác sĩ để xác định nguyên nhân. Đồng thời, bệnh nhân bị suy tim cần phải kết hợp điều trị bằng thuốc và duy trì lối sống lạnh mạnh như bỏ thuốc lá, rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích, tập thể dục điều độ, nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh mệt mỏi, giữ tâm lý thoải mái, duy trì tinh thần lạc quan, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đối với một số bệnh mạch vành không thể điều trị nội khoa thì cần can thiệp bằng phẫu thuật để cải thiện chất lượng hệ thống tim mạch:
Can thiệp qua da
Các bác sĩ sẽ đưa dụng cụ chuyên biệt qua da vào trong động mạch và nong đoạn mạch vành bị hẹp bằng cách đặt stent mạch vành. Động tác này giúp phá vỡ cấu trúc mảng bám trong thành mạch, giúp máu lưu thông trở lại.
Phẫu thuật bắc cầu động mạch
Đây là một thủ thuật cấp máu cho tim bằng một đoạn động mạch hoặc tĩnh mạch nối từ nguồn cung cấp máu qua đoạn động mạch vành đang bị tổn thương. Nhờ đó, máu sẽ chảy qua cầu nối để cung cấp cho tim hoạt động bình thường.
Khi phải phẫu thuật, điều đó có nghĩa là tình trạng của bệnh nhân đã nghiêm trọng. Phẫu thuật có thể giúp bệnh nhân sống lâu hơn, nhưng sức khỏe không thể trở lại bình thường. Do đó, đau thắt ngực có phải bệnh mạch vành không là triệu chứng cần nhận biết sớm và điều trị kịp thời để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm: Hít thở sâu bị đau bên phải - tuyệt đối không nên chủ quan!
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.