Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Bị đau ngực bên phải ở nữ có sao không?

Ngày 30/06/2024
Kích thước chữ

Đau ngực là một trong những nguyên nhân phổ biến hàng đầu khiến nhiều chị em đi khám. Vậy bị đau ngực bên phải ở nữ do nguyên nhân gì, có nguy hiểm không? Trong bài viết sau, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về tình trạng đau ngực bên phải ở nữ.

Bị đau ngực bên phải ở nữ có thể đến từ nhiều nguyên nhân, bao gồm cả bệnh lý. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo ngay những thông tin được chia sẻ dưới đây.

Đau ngực bên phải là gì?

Bị đau ngực bên phải ở nữ là tình trạng khá phổ biến, biểu hiện bằng cảm giác đau âm ỉ hoặc đau nhói ở bầu ngực, quầng ngực và đầu ti bên phải. Đã có nhiều nghiên cứu về hiện tượng bị đau ngực bên phải ở nữ cho thấy có đến 70% nữ giới từng gặp tình trạng này, đa phần diễn ra trong giai đoạn dậy thì.

Thông thường, cơn đau ngực chỉ diễn ra trong mức độ vừa phải, không gây ảnh hưởng đến cuộc sống hoặc gây khó chịu cho chị em phụ nữ. Một số trường hợp bị đau ngực bên phải ở nữ chỉ diễn ra trong vài ngày khi cơ thể thay đổi nội tiết tố, sau đó, tình trạng này sẽ dần biến mất và không gây di chứng.

Bị đau ngực bên phải ở nữ có sao không? 1
Bị đau ngực bên phải ở nữ do nhiều nguyên nhân gây nên

Bị đau ngực bên phải ở nữ có nguy hiểm không?

Thực tế cho thấy, tình trạng bị đau ngực bên phải ở nữ không hiếm gặp và là một trong những biểu hiện sinh lý bình thường. Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý cần hết sức cẩn trọng. Một số trường hợp thường gây đau ngực bên phải ở nữ gồm:

Đau ngực bên phải trong giai đoạn dậy thì

Bị đau ngực bên phải ở nữ trong giai đoạn dậy thì là điều hết sức bình thường. Bạn sẽ cảm nhận cơn đau bên dưới núm vú khi bước sang giai đoạn này do các mô mỡ và tuyến vú bên trong cơ thể bắt đầu phát triển. Lúc này, kích thước đầu ti cũng dần to lên, dẫn đến hiện tượng đau nhói ngực bên phải.

Nhiều bé gái trong thời gian dậy thì cho biết thường xuyên bị đau ngực bên phải hoặc cả 2 bên, cảm thấy mệt mỏi, khó chịu nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất.

Bị đau ngực bên phải ở nữ khi đến kỳ kinh nguyệt và rụng trứng

Cơ thể thay đổi nội tiết tố mỗi khi gần đến kỳ kinh nguyệt hoặc rụng trứng dẫn đến nhiều biểu hiện khó chịu như cáu gắt, dễ xúc động, mệt mỏi và bị đau ngực bên phải ở nữ.

Lúc này, bạn có thể sẽ thấy căng tức, đau nhói hoặc đau âm ỉ vùng ngực trái và phải. Đây cũng là hiện tượng hết sức bình thường, cơn đau sẽ biến mất dần khi bạn bắt đầu hành kinh.

Bị đau ngực bên phải ở nữ có sao không? 2
Khi đến thời kỳ rụng trứng, cơ thể thay đổi nội tiết tố dẫn đến đau ngực

Đau ngực bên phải do căng thẳng

Khác với phái mạnh, ngoài áp lực công việc thì chị em phụ nữ còn rất nhiều mối bận tâm, áp lực khác như con cái, làm việc nhà, thăng tiến,… Khi căng thẳng trong thời gian dài, phụ nữ có xu hướng mệt mỏi, chán nản và bị đau ngực bên phải.

Tình trạng này sẽ giảm dần và hết hẳn khi bạn lấy lại được sự cân bằng trong tâm trí, có cuộc sống vui vẻ và biết kiểm soát các áp lực xung quanh.

Phụ nữ bị đau ngực bên phải do tiền mãn kinh và mãn kinh

Trong giai đoạn tiền mãn kinh, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi về nội tiết tố, nồng độ progesterone giảm mạnh dẫn đến mất cân bằng và gây nhiều biểu hiện khó chịu, điển hình là bị đau ngực bên phải ở nữ.

Ngoài ra, khi đến độ tuổi mãn kinh, chị em phụ nữ cũng dễ bị mất cân bằng giữa 2 hormone là estrogen và progesterone dẫn đến đau ngực bên trái, bên phải hoặc cả 2 bên. Bên cạnh đó, nữ giới trong giai đoạn này cũng rất dễ bốc hỏa, mệt mỏi, tâm trạng thất thường,… thậm chí là tăng nguy cơ trầm cảm.

Dùng thuốc tránh thai hàng ngày gây đau ngực bên phải

Một trường hợp nữa cũng rất thường gặp, góp phần lý giải tình trạng bị đau ngực bên phải ở nữ, đó là dùng thuốc tránh thai hàng ngày. Đây là tác dụng phụ tương đối phổ biến của loại thuốc này và thường kéo dài 3 – 6 tháng, sau đó, cơ thể quen dần sẽ ổn định, ít gặp tác dụng phụ hơn.

Bị đau ngực bên phải ở nữ có sao không? 3
Thuốc tránh thai hàng ngày gây tác dụng phụ mệt mỏi, căng tức ngực,...

Nguyên nhân gây đau ngực bên phải ở nữ

Bị bị đau ngực bên phải ở nữ nhưng không biết nguyên nhân do đâu? Vậy hãy cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá những tác nhân gây đau ngực bên phải ngay dưới đây.

Đau ngực bên phải theo chu kỳ

Cảm giác bị đau ngực ở nữ tương ứng với thời gian của chu kỳ kinh nguyệt được gọi là đau ngực theo chu kỳ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do nồng độ nội tiết tố trong cơ thể thay đổi ở các thời điểm khác nhau, dẫn đến tăng progesterone, giảm estrogen,… và khiến phụ nữ bị đau ngực bên phải.

Tình trạng đau ngực này có thể xuất hiện ở những thời điểm khác nhau trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng thường gặp nhất ở đầu chu kỳ hoặc thời điểm rụng trứng. Nếu bạn bị đau ngực bên phải theo trường hợp này thì không có gì đáng lo ngại về sức khỏe bởi đây chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường.

Đau ngực bên phải không theo chu kỳ

Tình trạng bị đau ngực bên phải ở nữ không theo chu kỳ có thể do mắc bệnh tại vú hoặc các tổn thương cấu trúc vú, viêm nhiễm, tắc nghẽn,… Trường hợp này có những biểu hiện cụ thể khác nhau nhưng phổ biến nhất là cảm giác đau nhói ở ngực bên phải diễn ra liên tục. Cơn đau này có thể gây nhói, đau âm ỉ, kéo dài gây khó chịu.

Bị đau ngực bên phải ở nữ có sao không? 4
Đau ngực bên phải không theo chu kỳ có thể do bệnh lý

Đau ngực bên phải do bệnh lý ngoài tuyến vú

Hiện tượng đau thành ngực bên phải có thể đến từ việc luyện tập các môn thể thao tác động đến vùng cơ này, điển hình như cầu lông, bơi lội, tập gym,… Cơn đau có thể khiến người bệnh căng thẳng cơ, tổn thương cơ ngực và hạn chế vận động trong một thời gian. Bên cạnh đó, đau thần kinh liên sườn do dây thần kinh nằm giữa các xương sườn bị chèn ép, kích thích quá mức cũng có thể dẫn đến hiện tượng bị đau ngực bên phải ở nữ.

Nhìn chung, hiện tượng bị đau ngực bên phải có thể đến từ sinh lý tự nhiên hoặc bệnh lý tuyến vú, ngoài tuyến vú. Khi nhận thấy cơn đau ngực bên phải không thuyên giảm theo thời gian, ngược lại còn nặng hơn và kèm theo các dấu hiệu bất thường khác, bạn nên sắp xếp thời gian đến gặp bác sĩ để tiến hành thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và chữa trị (nếu cần).

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.