Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mang thai là một giai đoạn hết sức quan trọng trong cuộc đời của phụ nữ. Trong suốt quá trình này, mẹ bầu thường nhạy cảm và lo lắng khi phát hiện một tình trạng bất thường nào đó, đặc biệt là các hiện tượng hiếm gặp, trong đó có hồ huyết bánh nhau. Vậy hồ huyết bánh nhau có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Trên thực tế, hồ huyết bánh nhau còn đang là một khái niệm mơ hồ với nhiều người bởi đây là một hiện tượng hiếm gặp trong thai kỳ của mẹ bầu. Trong bài viết sức khỏe hôm nay, Nhà Thuốc Long Châu sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin xoay quanh chủ đề hồ huyết bánh nhau, đồng thời giải đáp cho bạn đọc thắc mắc hồ huyết bánh nhau có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy nên, đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
Bánh nhau (nhau thai) là một cấu trúc phát triển trong tử cung khi mang thai, đây là sợi dây liên kết mẹ với thai nhi. Bánh nhau đảm nhận chức năng vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng thai nhi đồng thời đóng vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất hormone và bảo vệ thai nhi trước các tác nhân gây nhiễm trùng.
Hồ huyết bánh nhau là một thuật ngữ chỉ tình trạng xuất hiện các điểm tụ máu trên bề mặt nhau thai hoặc đôi khi bên trong nhau thai. Và siêu âm là phương pháp giúp phát hiện và xác định vị trí của những điểm tụ máu này. Trong kết quả siêu âm, hồ huyết bánh nhau là một khối đen ở vị trí giữa tử cung và nhau thai, phía trên thai nhi. Tình trạng này thường được phát hiện trong tam cá nguyệt thứ 3 hoặc trước đó nhờ phương pháp siêu âm và dấu hiệu chảy máu âm đạo (nếu có).
Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng hồ huyết bánh nhau ở mẹ bầu. Song các chuyên gia nhận định rằng các mẹ bầu có nhau thai dày thường dễ gặp phải tình trạng hồ huyết nhau thai.
Một câu hỏi đặt ra: Hồ huyết bánh nhau có chữa khỏi được không? Trên thực tế, hầu hết các hồ huyết bánh nhau xuất hiện ở đầu thai kỳ đều sẽ có dấu hiệu teo lại hoặc không thay đổi cho đến khi kết thúc thai kỳ, do đó, mẹ bầu không cần điều trị.
Mọi thay đổi về kích thước hay số lượng hồ huyết bánh nhau điều sẽ được bác sĩ phát hiện trong quá trình siêu âm thai định kỳ. Cùng với đó, trong quá trình khám thai định kỳ bác sĩ sẽ đưa ra các phương án giúp hạn chế sự phát triển của hồ huyết bánh nhau để không ảnh hưởng đến thai nhi.
Trên thực tế, hầu hết mọi thai nhi đều có một hoặc nhiều hồ huyết bánh nhau ở tam cá nguyệt thứ 3 và điều này không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Song, không phải lúc nào tình trạng này cũng an toàn và có thể chủ quan. Trong một số trường hợp sau đây mẹ cần lưu ý:
Nếu phát hiện bản thân có hồ huyết nhau thai, các mẹ đừng quá lo lắng. Thay vào đó, hãy bình tĩnh và trao đổi với bác sĩ để biết mình nên làm gì để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Về bản chất, hồ huyết bánh nhau không gây ra nhiều vấn đề. Song, trong dân gian vẫn truyền tai những quan điểm cho rằng hồ huyết nhau thai có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đe dọa đến sức khỏe của cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Vậy thực hư chuyện này ra sao?
Bóc tách nhau thai là một biến chứng nguy hiểm có thể đe doạ tính mạng của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, ít ai hiểu rằng việc nhau thai bị bóc tách thường do mẹ bầu bị thiếu máu hoặc do tình trạng mang đa thai, hoàn toàn không liên quan đến hồ huyết bánh nhau.
Tiền sản giật là một biến chứng thai kỳ xảy ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ, đặc trưng bởi 3 triệu chứng: Tăng huyết áp, phù và protein niệu.
Theo các chuyên gia sản khoa, tiền sản giật dễ xảy ra khi có các yếu tố thuận lợi như đa thai đa ối, chửa trứng, thai nghén ở phụ nữ tăng huyết áp mạn tính, tiểu đường, thừa cân, béo phì… Ngoài ra, một số yếu tố được đánh giá là có thể góp phần dẫn đến tiền sản giật ở mẹ bầu như: Mẹ bầu mắc rối loạn đông máu, thiếu máu cục bộ tử cung - nhau thai, gia đình có người mắc tiền sản giật…
Như vậy, có thể thấy rằng, việc mẹ bầu bị tiền sản giật hoặc cao huyết áp hoàn toàn không liên quan đến hồ huyết bánh nhau. Do đó, nếu sản phụ phát hiện có hồ huyết bánh nhau thì cũng không cần quá lo lắng đến việc có thể bị tăng huyết áp hoặc tiền sản giật.
Hồ huyết bánh nhau là những túi máu nhỏ trong nhau thai. Đây chính là lý do khiến nhiều người nhầm tưởng rằng hồ huyết bánh nhau là nguyên nhân gây băng huyết. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng, nguyên nhân gây băng huyết sau sinh là do đờ tử cung, bất thường của bánh nhau (bao gồm nhau bám thấp, nhau tiền đạo, nhau cài răng lược…), do có tổn thương cơ quan sinh dục hoặc do có rối loạn đông máu.
Trên thực tế, có nhiều trường hợp mẹ bầu có hồ huyết bánh nhau nhưng họ vẫn sinh bình thường, cả mẹ và bé đều khỏe mạnh. Trường hợp có hồ huyết bánh nhau và bị băng huyết là do một trong những nguyên nhân nêu trên mà hoàn toàn không liên quan đến hồ huyết bánh nhau.
Rất nhiều người cho rằng hồ huyết bánh nhau là nguyên nhân gây sinh non. Tuy nhiên, hai điều này không hề có mối liên hệ nào với nhau mà chỉ có một số ít trường hợp sinh non và có xuất hiện hồ huyết bánh nhau. Thêm vào đó, theo thống kê, hầu hết các trường hợp sinh non đều do tiểu đường thai kỳ và tăng huyết áp. Do đó, quan điểm hồ huyết nhau thai gây sinh non là không đúng.
Trên đây là toàn bộ thông tin xoay quanh chủ đề hồ huyết bánh nhau mà Nhà Thuốc Long Châu đã tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng với những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn hiểu hơn về chủ đề này. Đừng quên truy cập trang web của Nhà Thuốc mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều bài viết sức khỏe bổ ích khác bạn nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Hellobacsi.com
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...