Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mang thai là một quá trình đầy gian nan và thử thách đối với mẹ bầu. Để sức khỏe của cả mẹ và bé đều tốt, mẹ bầu sẽ cần nhận biết rõ tam cá nguyệt thứ 3 là gì và những thay đổi của cơ thể trong những ngày đó.
Trước tiên, tam cá nguyệt là tên gọi của khoảng thời gian từ khi mang thai đến lúc sinh nở, mẹ bầu sẽ trải qua 3 giai đoạn của thai kỳ, các giai đoạn như sau:
Tam cá nguyệt thứ 3 hay còn gọi là 3 tháng cuối thai kỳ, đây là giai đoạn mà cân nặng của thai nhi phát triển nhanh nhất, các cơ quan cùng hệ thống trong cơ thể em bé sẵn sàng để sống thêm một quãng thời gian nữa trong tử cung của mẹ. Mặc dù từ tuần thứ 12, các bộ phận của em bé đã được hình thành đầy đủ nhưng vẫn cần phải phát triển và trưởng thành hơn nhiều cho đến thời điểm này. Các chuyển động của em bé ở giai đoạn này trở nên mạnh mẽ và chủ động hơn. Mẹ sẽ cảm nhận được rõ các chuyển động của bé bởi bé lớn hơn và sẽ ít có không gian để cơ thể di chuyển tự do.
Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, đa số các mẹ bầu sẽ tăng cân. Lúc này, các mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, đau lưng, đau cột sống, chân tay sưng phù. Để giảm các triệu chứng khó chịu này, các mẹ hãy lắng nghe cơ thể mình, thư giãn, thả lỏng và vận động nhẹ, tập luyện một số các bài tập nhẹ nhàng như tập yoga, đi bộ.
Bàng quang của mẹ bầu lúc này chịu sức ép nặng hơn do thai giờ đã khá to và ngày càng phát triển. Điều này đồng nghĩa với việc mẹ bầu sẽ đi tiểu nhiều hơn từ 1 - 2 lần trong giai đoạn trước lên 3 - 4 lần/đêm lúc này. Mẹ bầu có thể tập cho mình thói quen đi tiểu mỗi 1 - 2 giờ dù chưa thực sự quá buồn tiểu để tránh sức ép lên bàng quang. Mặc dù tiểu tiện nhiều nhưng mẹ bầu hãy lưu ý luôn uống đủ nước để ngăn ngừa chứng táo bón.
Ợ nóng khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến. Để giảm bớt tình trạng ợ nóng, hãy giảm ăn các thực phẩm giàu chất béo, axit, sữa. Ngoài ra, thay vì 3 bữa như bình thường, mẹ bầu nên chia nhỏ thành 6 bữa ăn đều trong ngày. Và lưu ý, không nên nằm luôn sau khi đi ăn tránh bị trào ngược dạ dày.
Vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, những cơn co thắt giả sẽ tìm đến bạn. Biểu hiện của các cơn co thắt giả này giống như sắp sinh. Thế nhưng co thắt giả thường bắt đầu từ phần bụng trước. Trong khi đó, những cơn co chuyển dạ thực sự lại bắt đầu từ phía sau và lan vòng lên phía trước bụng.
Chân bị sưng và giãn tĩnh mạch chi dưới là biểu hiện phổ biến trong giai đoạn này, bạn có thể làm bạn cùng các loại tất chuyên biệt. Đặc biệt việc đi bơi sẽ giúp bạn giảm áp lực lên cơ thể.
Khi mang thai mẹ thường gặp các giấc mơ về sinh nở. Thực tế, đây là tình trạng không hề lạ do những lo lắng của bạn về thai kỳ nên mới có giấc mơ này. Với những gì bạn mơ thấy, đừng quá lo lắng nhé!
Mẹ bầu sẽ cần đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện nếu như gặp các dấu hiệu nguy hiểm sau:
Để mẹ bầu có thể an toàn vượn cạn, sức khỏe của cả mẹ và bé đều đảm bảo, ở giai đoạn cuối thai kỳ này các mẹ sẽ cần:
Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3, nếu cảm thấy cơ thể có bất cứ dấu hiệu gì bất thường, các mẹ hãy nhanh chóng tới các cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để kịp thời thăm khám và điều trị kịp thời khi cần thiết. Chúc các mẹ sẽ có một sự chuẩn bị tốt nhất cho cuộc vượt cạn và làm tròn thiên chức làm mẹ một cách trọn vẹn!
Phương Thảo
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.