Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải đáp thắc mắc: Mụn cóc có lây không?

Ngày 20/07/2022
Kích thước chữ

Mụn cóc là gì? Mụn cóc có lây không và lây qua những con đường nào, những tác nhân làm tăng tỷ lệ lây nhiễm, đối tượng nguy cơ và cách hạn chế quá trình lây nhiễm này.

Mụn cóc là một trong những căn bệnh tương đối phổ biến hiện nay. Mặc dù chúng không quá ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên cũng tương đối nguy hiểm bởi khả năng lây lan. Vậy mụn cóc có lây không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp những thắc mắc đó qua bài viết dưới đây nhé!

Mụn cóc là gì?

Mụn cóc là một dạng khối u lành tính trên da, do virus HPV (Human Papilloma Virus) gây ra. Thông thường, sau khi đã xâm nhập vào cơ thể, bệnh nhân sẽ trải qua thời gian ủ bệnh trong vài tháng. Sau đó sẽ dần xuất hiện những triệu chứng như sau: 

  • Mụn sần nổi trên da.
  • Mụn cứng, nhô cao và có hình tròn.
  • Mụn thường có kích thước trong khoảng từ 2mm cho đến vài chục centimet.
  • Thường có cảm giác đau nhức, ngứa rát tại vùng có mụn cóc.
  • Mụn cóc xuất hiện ở rất nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như: bàn tay, bàn chân,... Trong trường hợp, mụn cóc ở bộ phận sinh dục thì được gọi là mụn cóc sinh dục (Genital Warts).

Mụn cóc có bản chất là những khối y lành tính. Do đó chúng không gây quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên vẫn sẽ làm mất thẩm mỹ, khiến người bệnh khó chịu. Riêng đối với trường hợp mụn cóc sinh dục có thể gây ra ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản ở cả nam lẫn nữ giới.

Giải đáp thắc mắc: Mụn cóc có lây không? 1

Mụn cóc là những khối u lành do virus HPV gây ra 

Mụn cóc có lây không và lây qua những con đường nào?

Về cơ bản, cơ chế hình thành nên bệnh mụn cóc là virus HPV thâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở. Cụ thể là một số con đường chính như sau: 

Đường máu

Khi tiếp nhận máu của người bị nhiễm HPV, virus sẽ thông qua đường máu vào cơ thể. Bác sĩ, nhân viên y tế là những đối tượng thường mắc mụn cóc thông qua con đường này. 

Giải đáp thắc mắc: Mụn cóc có lây không? 2

Mụn cóc có thể lây qua quá trình truyền máu 

Qua các vật dụng trung gian

Trong những nốt mụn cóc tồn tại một lượng lớn virus. Nếu như chúng vỡ ra sẽ khiến HPV dễ phân tán ra nhiều nơi. Do đó, người bị bệnh mụn cóc có thể để lại virus trên các vật dụng cá nhân như là bàn chải, khăn tắm, đồ lót, lược,… Do đó, những người khỏe mạnh có vết xước trên cơ thể khi tiếp xúc với các vật dụng trung gian nhiễm virus, thì có thể bị mắc bệnh.

Tiếp xúc trực tiếp với da

Tất cả những hành động tiếp xúc trực tiếp như: Chạm, bắt tay hay quan hệ tình dục,… đều có thể khiến cho virus xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên phải mất khoảng 2 – 3 tháng để có thể xuất hiện các triệu chứng.

Tự lây nhiễm

Ngay cả trên cơ thể người bệnh, mụn cóc cũng có thể lây từ vùng này sang vùng khác. Từ những nốt mụn cóc ban đầu dần chuyển sang các vùng da lân cận và tạo thành những mụn cóc nhỏ li ti. Một số thao tác như cào, gãi, xát,… có thể gây ra tình trạng tự lây nhiễm.

Giải đáp thắc mắc: Mụn cóc có lây không? 3

Mụn cóc có thể tự lây lan sang những khu vực xung quanh 

Tác nhân làm lây nhiễm bệnh

Những tác nhân gây lây nhiễm mụn cóc có thể kể đến như sau: 

  • Dùng chung những đồ dùng cá nhân như giầy dép, khăn tắm, dao cạo, hay quần áo, kìm bấm móng. 
  • Thông qua các vết xước do cắn, làm móng không đảm bảo vệ sinh, thường xuyên đi chân trần (có thể làm tăng nguy cơ tiếp xúc với virus). 
  • Gãi, cào, nặn mụn cũng có thể khiến cho virus lây lan. 

    Giải đáp thắc mắc: Mụn cóc có lây không? 4 Gãi cào có thể khiến virus lây lan theo con đường tự nhiễm 

Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh 

Mụn cóc không giới hạn đối tượng nhiễm bệnh tuy nhiên thường gặp nhiều ở trẻ em hay những người từ 10 - 20 tuổi. 

Những có hệ miễn dịch yếu hoặc là các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch thông qua lupus ban đỏ, HIV/AIDS. Những bệnh nhân ghép nội tạng hầu như mất khả năng bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của virus HPV. Người suy nhược thần kinh và rối loạn chuyển hóa cũng có thể dễ dàng mắc mụn cóc. 

Cách làm giảm bớt những nguy cơ gây ra lây nhiễm mụn cóc

Ngoài tình trạng lây nhiễm lần đầu thì đôi khi sau khi điều trị, mụn cóc có thể quay trở lại. Sở dĩ là do nốt “mụn mẹ” phát tán virus và tạo nên các nốt “mụn con” xung quanh. Ban đầu chúng có kích thước quá nhỏ nên không dễ phát hiện và được điều trị. Đối với một số trường hợp đặc biệt, sau khi điều trị mụn cóc mẹ khỏi vài tuần thì những mụn cóc con sẽ tự biến mất mà không cần phải can thiệp.

Tuy nhiên vẫn cần có những biện pháp phòng tránh để hạn chế tình này xảy ra. Dưới đây chính là những lưu ý người bệnh cần ghi nhớ để tránh lây lan cũng như tái phát sau và trong quá trình khi điều trị mụn cóc:

  • Không gãi hay dùng dao lam để rạch, cạo hoặc dùng kim châm vào khu vực có mụn để tránh nhiễm trùng cũng như lây lan virus ra những vùng xung quanh. 
  • Không dùng chung các dụng cụ cá nhân như cắt móng tay, khăn mặt, bàn chải để tránh lây nhiễm mụn cóc
  • Giữ những khu vực có mụn (như bàn tay, chân,...) luôn khô ráo, tránh môi trường ẩm ướt khó kiểm soát mụn. 
  • Rửa tay kỹ càng sau khi chạm vào mụn cóc
  • Tuân thủ đầy đủ theo lời dặn của bác sĩ trong quá trình điều trị
  • Tự theo dõi những nốt mụn hằng ngày trong từ 2 - 4 tuần để có thể phát hiện kịp thời những dấu hiệu tái phát. Nếu có, cần phải điều trị càng nhanh càng tốt bằng các loại thuốc bôi. Nhằm ngăn chặn sự tái phát trước khi virus HPV trước khi chúng lây nhiễm ra những vùng da lân cận
  • Nhờ bác sĩ tư vấn về việc tiêm phòng vắc-xin HPV đúng thời hạn để giúp ngăn ngừa tình trạng mụn cóc cũng như hạn chế nguy cơ mắc một số loại ung thư khác do virus này gây ra.

    Giải đáp thắc mắc: Mụn cóc có lây không? 5 Tiêm vacxin HPV là một trong những cách phòng tránh mụn cóc hiệu quả nhất 

     

Mụn cóc không phải là bệnh một loại da liễu nguy hiểm. Tuy nhiên nếu để lâu ngày, chúng có thể lây lan sang nhiều vị trí khác, khiến người bệnh khó chịu. Làm mất thẩm mỹ gây ra tình trạng tự ti, ngại ngùng khi giao tiếp với những người khác. Trên đây chính là những trình bày của chúng tôi cho câu hỏi: Mụn cóc có lây không? Rất mong rằng có thể giúp ích cho bạn. 

Thảo My

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin