Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải đáp thắc mắc: Xỏ khuyên môi bao lâu thì lành?

Ngày 19/03/2023
Kích thước chữ

Xỏ khuyên môi là hình thức làm đẹp thể hiện cá tính của những người trẻ. Tuy nhiên hình thức này vẫn còn khá mới mẻ, nhiều người vẫn chưa biết xỏ khuyên môi bao lâu thì lành? So với xỏ khuyên tai, vùng da môi nhạy cảm hơn, dễ bị nhiễm trùng, dị ứng hơn. Vậy phải làm gì để mau lành?

Xỏ khuyên môi dù là thủ thuật làm đẹp khá được ưa chuộng nhưng vẫn gây ra tổn thương cho phần mô mềm. Thế nên, rất nhiều người thắc mắc xỏ khuyên môi bao lâu thì lành? Làm sao để vết thương mau chóng hồi phục tránh trường hợp sưng tấy kéo dài, nhiễm trùng không mong muốn xảy ra.

Xỏ khuyên môi bao lâu thì lành?

Xỏ khuyên là hình thức dùng dụng cụ sắc nhọn như kim xỏ y tế để tạo lỗ trên môi rồi từ đó luồng thêm một chiếc khuyên để đeo vào lỗ này. Khi mới xỏ, vết thương sẽ chảy máu, sưng đỏ và đau trong vài giờ đầu. Cảm giác này sẽ không hết hẳn, tuỳ thuộc vào cách chăm sóc của bạn mà nó sẽ hết trong vòng khoảng 5 - 6 tuần. Thế nhưng cần phải tiếp tục duy trì chăm sóc bởi các tế bào này vẫn dễ bị thương tổn. Tuỳ vào cơ địa của mỗi người mà thời gian lành hẳn hoàn toàn của lỗ xỏ khuyên môi khác nhau.

Nếu như không cẩn thận trong ăn uống, làm sạch vết thương thì có thể xảy ra tình trạng sưng tấy, rỉ nước, mưng mủ lại bất cứ lúc nào.

Trường hợp vết thương chảy nước trong suốt, đóng vảy mỏng thì vẫn có thể hồi phục. Còn nếu chảy nước vàng và kèm theo mùi hôi, mưng mủ thì môi đang phát tín hiệu cần được can thiệp kịp thời.

Xỏ khuyên môi lành trong bao lâu?Xỏ khuyên môi bao lâu thì lành là thắc mắc chung hiện nay

Làm thế nào để vết thương xỏ khuyên môi mau lành?

Xỏ khuyên gây ra tổn thương cho da môi, để môi nhanh chóng lành, bạn nên chú ý những điều dưới đây:

  • Giữ vết thương sạch sẽ và khô ráo: Vết thương phải được vệ sinh hằng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch y tế như cồn, oxy già. Lưu ý thấm khô những dung dịch trên với băng gạc hoặc bông y tế trước khi lau để giảm thiểu việc nước ẩm tiếp xúc với vết thương. Tuyệt đối không chạm tay, xoay tháo khuyên cho đến khi lành hẳn.
  • Cẩn thận chế độ ăn uống: Bạn cần nên hạn chế các thực phẩm có thể gây mưng mủ, tạo sẹo lồi như là rau muống, thịt bò, xôi, nếp, thịt gà,... Thay vào đó hãy ăn nhiều các loại rau củ chứa vitamin C kích thích sản sinh collagen làm lành vết thương nhanh chóng. 
  • Tránh tiếp xúc với nước và các chất kích thích: Trong quá trình phục hồi, bạn nên tránh tiếp xúc với nước, các chất kích thích như rượu, thuốc lá và các thực phẩm có vị cay hoặc nóng làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu, gây kích ứng vết thương.
Những điều cần lưu ý để chăm sóc khuyên môi mau lànhNhững điều cần lưu ý để chăm sóc khuyên môi mau lành
  • Làm sạch răng miệng: Khi đánh răng phải cẩn thận không để bàn chải chạm vào mặt trong của chỗ xỏ khuyên. Đừng vì quá sợ kem đánh răng hay bàn chải làm đau ảnh hưởng đến vết xỏ mà hạn chế đánh răng. Bởi vi khuẩn từ răng miệng có thể là nguy cơ làm lỗ xỏ khuyên môi viêm nhiễm.
  • Vệ sinh sạch sau khi ăn: Môi là vùng nhạy cảm thường xuyên tiếp xúc với nhiều thức ăn. Ngoài việc tránh ăn đồ cay nóng bạn còn nên lau sạch vùng môi sau khi ăn. Không để bất cứ thực phẩm nào tồn đọng trên vết xỏ.
  • Điều trị tình trạng viêm và đau: Nếu bạn cứ cảm thấy bị đau và sưng ở vết xỏ bạn nên đến các cơ sở y tế để gặp bác sĩ thăm khám, kê những loại thuốc uống, kháng sinh dạng thoa có khả năng làm giảm đau, sưng tấy, hạn chế tình trạng viêm xuất hiện.
Hạn chế ăn thức ăn cay nóng sau khi xỏ khuyên môiHạn chế ăn thức ăn cay nóng sau khi xỏ khuyên môi

Những biến chứng có thể gặp phải khi xỏ khuyên môi

Mặc dù xỏ khuyên môi là phương thức làm đẹp được nhiều người thích thú và vết thương sau khi xỏ một thời gian sẽ lành. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn gặp phải một số biến chứng như:

  • Nhiễm trùng: Nếu không đảm bảo vệ sinh vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào vết thương và gây nhiễm trùng, biểu hiện là đau, sưng, đỏ, phù nề, xuất hiện dịch lỏng dưới da và mưng mủ. Nguy hiểm hơn là nhiễm trùng đường huyết.
Sưng viêm, lồi sẹo - biến chứng có thể gặp khi xỏ khuyên môiSưng viêm, lồi sẹo - biến chứng có thể gặp khi xỏ khuyên môi
  • Kích ứng da: Nếu da bạn nhạy cảm hay do vật liệu sử dụng trong quá trình xỏ kém chất lượng sẽ gây ra triệu chứng như ngứa, đỏ và sưng tại vùng xỏ khuyên môi.
  • Sẹo: Vết thương do xỏ khuyên môi có thể để lại sẹo khi lành do chăm sóc không đúng cách.
  • Tổn thương nướu răng: Không chỉ vùng da môi mà những chiếc khuyên kim loại sẽ làm tổn thương nướu răng do sự tiếp xúc thường xuyên với răng, lợi. Cụ thể là dễ gây mòn răng, tụt nướu, ảnh hưởng đến hệ thần kinh xung quanh vùng môi.

Qua bài viết bạn đã biết xỏ khuyên môi bao lâu thì lành và cách chăm sóc để vết thương mau chóng phục hồi. Hãy dành thời gian để kiểm tra quan sát theo dõi tình trạng hồi phục của vùng da nơi xỏ khuyên môi mỗi ngày, để tránh xảy ra những biến chứng đáng tiếc kể trên.

Xem thêm:

Hoàng Vi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin