Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Giải phẫu bàn tay và chức năng của chức năng của từng bộ phận

Ngày 02/11/2022
Kích thước chữ

Bàn tay là một bộ phận quan trọng của cơ thể con người, có chức năng cầm nắm. Bàn tay mỗi người sẽ nằm ở cuối mỗi cánh tay. Cùng giải phẫu bàn tay để hiểu thêm về các bộ phận ở bàn tay nhé.

Bàn tay là một vật quý của con người và là một trong bộ phận quan trọng của cơ thể. Cấu tạo của bàn tay cho phép chúng ta thực hiện được những hoạt động tinh tế đến những hoạt động tốn nhiều sức lực. Bài viết dưới đây là giải phẫu về bàn tay để chúng ta có cái nhìn tổng quan về bộ phận này trên cơ thể con người.

Vùng gan tay

Cấu tạo lớp nông

Giải phẫu bàn tay và chức năng của chức năng của từng bộ phận 1 Lớp nông bàn tay là phần da dày và dính chắc

Da dày và dính chắc, trên mặt da đầu ngón và bàn tay có nếp vân da( hay còn gọi là vân tay), đây là đặc trưng cho từng cá thể, quần thể và chủng tộc người. 

Thần kinh nông gồm có:

  • Các nhánh bì của thần kinh giữa ở ngoài;
  • Thần kinh trụ ở trong;
  • Thần kinh quay;
  • Thần kinh cơ bì ở phía trên.

Mạc nông: Từ xương đốt bàn I đến xương đốt bàn V. 

Mạc sâu: Mỏng ở 2 bên và dày ở giữa che phủ các xương đốt bàn và các cơ liên cốt.

Như vậy mạc nông và 2 vách gian cơ chia gan tay thành 3 ô từ ngoài vào trong:

  • Ô mô cái;
  • Ô gan tay giữa;
  • Ô mô út.

Lớp sâu và các ô gan tay

Có 4 ô và chia thành 2 lớp là: Các ô gan tay nông và ô gan tay sâu

Ô mô cái (ô ngoài)

Ô mô ngoài có 4 cơ, từ nông đến sâu, đó là:

  • Cơ dạng ngắn ngón cái: Bám từ xương thuyền tới đốt I ngón cái, cơ dạng ngắn ngón cái có tác dụng dạng ngón cái.
  • Cơ gấp ngắn ngón cái: Có bó nông và bó sâu bám từ xương thang, xương thê, xương cả tới đốt I ngón I có tác dụng gấp đốt I ngón cái.
  • Cơ đối chiếu ngón cái: Bám từ xương thang tới mặt ngoài và mặt trước xương đốt bàn tay I có tác dụng đối ngón cái với các ngón khác.
  • Cơ khép ngón cái: Có 2 bó bám từ xương thê, xương cả và bờ trước xương đốt bàn tay II và III tới bám vào đốt I của ngón cái có tác dụng khép ngón cái và phần nào đối ngón cái với các ngón khác.

Ô mô út (ô trong)

Ô mô út từ nông vào sâu có 4 cơ, đó là:

  • Cơ gan tay bì hay cơ gan tay ngắn: Bám cân gan tay giữa tới da ở bờ trong bàn tay có tác dụng làm căng da mô út và gan tay.
  • Cơ dạng ngón út: Bám từ xương đậu tới đốt I của ngón út giúp gấp đốt I ngón út.
  • Cơ gấp ngắn ngón út: Bám từ xương móc tới đốt I của ngón út có tác dụng gấp ngón I.
  • Cơ đối chiếu ngón út: Nằm sát xương bám từ xương móc tới bám vào bờ trong xương đốt bàn tay V có tác dụng làm sâu thêm lòng bàn tay, đồng thời đưa xương đốt bàn tay V ra trước.

Ô gan tay giữa (ô giữa)

Ô gan tay giữa gồm có:

  • Các ngón tay có gân gấp nông và sâu xếp thành 2 bình diện.
  • Các cơ giun nối gân gấp sâu và gân duỗi có tác dụng làm gấp đốt 1 duỗi đốt 2, đốt 3 các ngón tay.

Ô gan tay sâu

Ô gan tay sâu gồm có 8 cơ gian cốt:

  • 4 cơ gian cốt gan tay: Nằm dọc theo nửa trước mặt bên phía gần trục bàn tay của các ngón I, II, IV, V.
  • 4 cơ gian cất mu tay: Bám theo vào 2 bên xương 2 bên và gồm phần còn lại của các khoang gian cốt bàn tay.

Bao hoạt dịch các gân gấp

Bao hoạt dịch các gân gấp là một bao thanh mạc tiết dịch nhờn giúp bọc lấy các gân cơ gấp, từ đó các gân gấp này co rút dễ dàng. Có 5 bao: 

  • 3 bao ngón tay II, III, IV.
  • 2 bao ngón tay - cổ tay: Gồm bao trụ và bao quay.

Bao hoạt dịch các ngón tay giữa

Bọc gân gấp ngón trỏ, giữa và nhẫn, đi từ nền đốt III các ngón tay đến trên khớp đốt bàn.

Bao hoạt dịch quay

Bọc gân gấp dài ngón cái, đi từ đốt II ngón cái bao chạy qua ô mô cái và ống cổ tay đến trên mạc hãm các gân gấp 2 - 3 cm, nằm trên cơ sấp vuông.

Bao hoạt dịch trụ

  • Bọc gân gấp ngón út, từ nền đốt III ngón V tới trên mạc hãm gân gấp 3 - 4 cm.
  • Ở gan tay bao hoạt dịch bọc cả gân gấp nông và sâu của ngón nhẫn, ngón giữa và được chia thành 3 tầng hoạt dịch trên, giữa và dưới gân. 
  • Chiều dài bao hoạt dịch trụ là từ dưới đường Boeckel lcm cho đến trên dây chằng vòng cổ tay 3 - 4 cm, còn chiều ngang thì tới tận xương đất bàn tay III.

Mạch và thần kinh

Giải phẫu bàn tay và chức năng của chức năng của từng bộ phận 2 Giải phẫu bàn tay để hiểu về các bộ phận cấu tạo nên bàn tay

Cung động mạch gan tay nông

Cấu tạo: Cung động mạch gan tay nông được tạo thành do nhánh cùng của động mạch trụ nối với nhánh quay gan tay của động mạch quay.

Đường đi: Đi theo 2 đường kẻ. Cụ thể:

  • Đường chếch: Kẻ từ bờ ngoài xương đậu tới kẽ ngón III - IV. 
  • Đường ngang: Kẻ qua ngón cái khi ngón cái dạng hết sức.

Phân nhánh: Cung tách 4 nhánh ngón tay.

Cung động mạch gan tay sâu

Cấu tạo: Cung động mạch gan tay sâu được tạo thành do nhánh cùng của động mạch quay nối với nhánh trụ gan tay của động mạch trụ.

Đường đi: 

  • Sau khi bắt chép hõm lào giải phẫu thì động mạch quay sau thọc qua khoang liên cốt bàn tay I rồi lách giữa 2 bó cơ khép ngón cái để chạy ngang gặp động mạch trụ. 
  • Từ đỉnh xương đậu, động mạch trụ chui vào sâu gặp động mạch quay.

Phân nhánh:

  • Phía lõm tách các nhánh cổ tay.
  • Phía lồi tách 4 động mạch liên cốt.
  • Phía sau tách 3 động mạch xiên đổ vào động mạch liên cốt mu tay.

Dây thần kinh giữa

Dây thần kinh giữa sau khi chui dưới dây chằng vòng cổ tay vào gan tay chia 2 nhánh ngoài và trong.

Thần kinh trụ

Khi đã cùng động mạch trụ đi trên dây chằng vòng cổ tay vào gan tay rồi chia thành 2 nhánh:

  • Nhánh nông: Chi phối cảm giác cho 1 ngón rưỡi kể từ ngón út. 
  • Nhánh sâu: Tách nhánh vận động cho các cơ ô mô út.

Thần kinh quay

Sau khi nhánh cảm giác của thần kinh quay luôn xuống dưới qua cơ ngửa dài vòng quanh xương quay ra sau cẳng tay rồi sẽ tách nhánh cảm giác cho ô mô cái.

Vùng mu tay

Giải phẫu bàn tay và chức năng của chức năng của từng bộ phận 3 Vùng mu tay gồm phần mềm ở phía sau các xương khớp bàn tay

Vùng mu tay gồm các phần mềm ở phía sau các xương khớp bàn tay. Cấu tạo từ nông vào sâu vùng mu tay gồm có:

  • Da mỏng di động và không có mỡ.
  • Tĩnh mạch nông gồm các tĩnh mạch mu bàn tay được nối tiếp với nhau.
  • Thần kinh nông là các nhánh bì của dây thần kinh trụ, thần kinh quay và thần kinh giữa.
  • Mạc mu tay mỏng, chắc.
  • Mạc sâu mu tay rất mỏng phủ sau các cơ gian cốt mu tay.

Trên đây là bài viết về giải phẫu bàn tay, một vật quý của con người giúp chúng ta lao động hàng ngày. Hy vọng bạn sẽ hiểu rõ về cấu tạo bàn tay qua bài viết trên đây để bảo vệ sức khỏe đôi tay một cách tốt nhất!

Hạ Hạ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin