Góc giải đáp: Vì sao bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng thức ăn?
Ngày 22/06/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Việc bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng là nỗi lo lắng của nhiều cha mẹ về thói quen ăn uống cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì và phải làm thế nào để giúp trẻ thay đổi thói quen ăn uống này?
Vì sao bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng là câu hỏi được nhiều người làm cha làm mẹ quan tâm. Hiểu được điều này, trong bài viết hôm nay Nhà thuốc Long Châu sẽ đề cập đến nguyên nhân và đưa ra giải pháp hiệu quả về thói quen ăn uống không chịu nhai mà chỉ biết nuốt chửng hoặc cứ ngậm mãi trong miệng.
Vì sao bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng thức ăn?
Nhai là một hoạt động hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn. Trẻ học nhai thức ăn từ lúc được 6 tháng tuổi với sự vận động của cơ hàm và lưỡi. Trẻ nhỏ thường tập nhai thức ăn theo từng giai đoạn, đầu tiên là dùng lưỡi và vòm miệng trên để nghiền nát thức ăn, sau đó trẻ sẽ tập sử dụng lưỡi để đưa thức ăn sang 2 bên trái - phải và dùng lợi để nghiền.
Việc nhai thức ăn phụ thuộc vào những kinh nghiệm và kỹ năng mà trẻ học được từ khi bắt đầu ăn dặm từ khoảng 6 - 9 tháng tuổi. Khoảng thời gian này là cơ hội quan trọng để trẻ bắt đầu làm quen với các loại thực phẩm có kết cấu dạng đặc hoặc xay nhuyễn, đồng thời đây cũng là thời điểm cho trẻ bắt đầu làm quen với việc nhai thức ăn. Vậy vì sao bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng thức ăn? Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến việc nhai thức ăn là một vấn đề khó khăn đối với trẻ nhỏ:
Mẹ cho trẻ ăn dặm muộn: Tình trạng trẻ ăn nhưng không biết nhai có thể là do được cho ăn dặm muộn (trên 6 - 8 tháng tuổi). Điều này khiến cho sự phát triển tối ưu của kỹ năng vận động nhai thức ăn bị trì hoãn. Do đó, trẻ gặp khó khăn khi tiêu thụ loại thức ăn mới ở dạng bán rắn hoặc rắn thay vì loại sữa yêu thích.
Cho bé ăn thức ăn dạng đặc muộn hơn: Với một em bé chưa được làm quen loại thức ăn có kết cấu phức hợp như cháo trước 8 - 10 tháng tuổi (khoảng thời gian trẻ bắt đầu tự ngồi) sẽ gây khó khăn trong việc nhai thức ăn trong tương lai (khi bé được 14 - 15 tháng tuổi).
Bé không quan tâm đến thức ăn: Không thích thức ăn là một lý do đơn giản khác khiến cho trẻ mới biết đi không nhai được. Nguyên nhân này có thể bắt nguồn từ việc thiếu sự đa dạng về hương vị, mùi vị hoặc kết cấu của đồ ăn. Nếu trẻ ăn cùng một loại thức ăn, cùng một cách chế biến trong nhiều bữa liên tục sẽ khiến trẻ chán và không chịu nhai thức ăn.
Trẻ chịu áp lực khi ăn: Việc trẻ bị cha mẹ quát mắng và ép ăn đủ khẩu phần ăn cũng là lý do khiến bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng.
Bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng có tác hại là gì?
Bé không chịu nhai khi ăn có thể là hậu quả của việc ăn thức ăn lỏng và xay nhuyễn quá lâu, chẳng hạn như sữa, cháo xay, cháo loãng tán kỹ hoặc rây. Điều này làm cho bé trở lên thụ động trong việc nhai thức ăn.
Nếu tình trạng ăn không nhai kéo dài có thể khiến trẻ khó thích nghi với việc ăn cơm và các dạng thức ăn đặc hoặc cứng khác, đặc biệt là ở thời điểm trẻ được 4 - 5 tuổi nhưng vẫn không biết nhai thức ăn thì có thể gây ra chứng biếng ăn và chậm tăng cân. Bởi việc nuốt chửng cơm hoặc thức ăn sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Việc chan canh vào cơm cho loãng như cháo để bé dễ nuốt cũng sẽ càng khiến trẻ không chịu nhai, gây loãng dịch vị và khiến chức năng tiêu hóa thức ăn của hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn.
Phải làm gì khi bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng thức ăn?
Vấn đề bé ăn không chịu nhai là nỗi lo lắng và phiền muộn của nhiều bậc cha mẹ. Vậy làm thế nào khi bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng? Dưới đây Nhà thuốc Long Châu sẽ đưa ra một số giải pháp hiệu quả cho tình trạng này:
Giới thiệu thức ăn đặc một cách chậm rãi: Hãy cho bé làm quen với thức ăn đặc bằng cách sử dụng máy xay thức ăn để tạo ra kết cấu mềm và có thể trộn với bột nhuyễn hơn. Sau đó cho bé ăn thức ăn xay nhuyễn quen thuộc kết hợp xen kẽ với thức ăn có kết cấu trộn như đã nói ở trên. Dần dần, mẹ có thể tăng dần lượng thức ăn có kết cấu và giảm dần thức ăn xay nhuyễn cho đến khi trẻ có thói quen chỉ ăn thức ăn có kết cấu đặc. Tiếp đó, thực hiện tăng dần kết cấu và kích thước thức ăn. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ gặp khó khăn với kết cấu hoặc kích thước của thức ăn thì mẹ hãy cho con quay lại ăn những món ăn mà trẻ đã nhai thành công trước đó. Bên cạnh đó, trong quá trình này mẹ có thể đưa một hoặc hai miếng thức ăn rắn vào chế độ ăn của con để trẻ làm quen dần với loại thức ăn này và tập nhai chúng.
Cho trẻ tham gia vào bữa ăn gia đình: Hãy để con trẻ dùng bữa cùng với các thành viên trong gia đình. Mẹ có thể đặt con ngồi trên một chiếc ghế thoải mái bên cạnh bàn ăn trong giờ ăn của cả nhà. Điều này sẽ cho trẻ thấy rằng mọi người đang nhai thức ăn chứ không nuốt chửng luôn và khuyến khích trẻ bắt đầu với việc nhai thức ăn thay vì nuốt chửng.
Bắt chước trẻ khác: Khi nhìn thấy những đứa trẻ khác nhai nuốt thức ăn rắn cũng sẽ khuyến khích bé của bạn nhai thức ăn. Mẹ có thể mời một số bạn nhỏ cùng lứa tuổi đến ăn cùng với con mình để khuyến khích bé ăn cùng với chúng.
Không gian bữa ăn hợp lý: Đảm bảo khoảng thời gian giữa các bữa ăn của trẻ ít nhất từ 3 - 4 giờ và phân bổ thời gian cố định cho các bữa ăn. Tập luyện cho trẻ nên hoàn thành bữa chính trong khoảng 20 - 25 phút và khoảng 10 - 15 phút đối với bữa phụ. Nếu trẻ mất nhiều thời gian hơn khi ăn, mẹ hãy kiên quyết dừng bữa ăn đó lại theo đúng thời gian đã nói trên. Điều này sẽ giúp trẻ hoàn thành bữa ăn theo đúng giờ ăn của mình.
Cần làm gì khi bé chán ăn cùng một món?
Trẻ có thể chán ăn hoặc mất hứng thú với cùng một loại thức ăn. Từ đó khiến cho trẻ ăn không chịu nhai mà nuốt luôn hoặc ngậm thức ăn trong miệng. Khi đó, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Mẹ có thể trình bày món ăn một cách hấp dẫn bằng cách thêm các loại rau củ có nhiều màu sắc khác nhau, cắt hoặc nấu theo nhiều hình dạng thú vị khác nhau…
Nấu những món ăn mà bé không thích theo nhiều cách khác nhau để khiến chúng trở nên thú vị hơn.
Mẹ hãy thử thay đổi cách chế biến và kết cấu thức ăn mà trẻ không thích.
Cho bé ăn các loại thức ăn nhẹ như cà chua luộc chín 1 lần/ngày, bày thức ăn ra đĩa một cách hấp dẫn và chấp nhận việc trẻ có thể bôi bẩn ra xung quanh.
Hãy cùng ăn và tỏ vẻ thích thú loại thức ăn mà trẻ thích. Nếu bé vẫn không muốn ăn món cũ, hãy hạn chế đưa chúng cho trẻ trong vài ngày và thử lại bằng cách chế biến khác.
Bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng thức ăn có thể là hậu quả của việc ăn thức ăn lỏng và xay nhuyễn trong thời gian dài. Tình trạng này cần được khắc phục sớm để trẻ có thể thích nghi với việc cơm cũng như các dạng thức ăn đặc khác, tránh dẫn đến chứng biếng ăn và chậm tăng cân sau này. Bài viết trên Nhà thuốc Long Châu cũng đã giới thiệu đến bậc phụ huynh các giải pháp giúp bé tập nhai khi ăn uống.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Đã kiểm duyệt nội dung
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.