Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hắc lào bị chàm hoá có nguy hiểm không?

Ngày 15/05/2022
Kích thước chữ

Hắc lào bị chàm hoá là một giai đoạn nặng của bệnh hắc lào. Nếu không được điều trị và chữa trị đúng cách, vùng da bị chàm sẽ mãi đeo bám người mắc phải. Hãy cùng tham khảo những nội dung dưới đây để biết bệnh hắc lào bị chàm hoá là gì và cách điều trị bệnh đúng cách.

Bệnh hắc lào bị chàm hoá xảy ra khi da người bệnh có dấu hiệu sần sùi, rỉ dịch gây ngứa ngáy khó chịu. Nếu không được điều trị đúng cách, những tổn thương trên vùng da bị chàm có thể tồn tại vĩnh viễn trên cơ thể người bệnh.

Ở bất kỳ bệnh ngoài da nào như chàm, viêm da cơ địa đều có giai đoạn chàm khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng. Tương tự như bệnh hắc lào, khi bệnh hắc lào bị chàm hoá xuất hiện không chỉ làm tăng nguy cơ biến chứng viêm nhiễm mà còn để lại những vết sẹo khó coi, ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh.

Bệnh hắc lào bị chàm hoá xảy ra khi da người bệnh có dấu hiệu sần sùi, rỉ dịch gây ngứa ngáy khó chịu Bệnh hắc lào bị chàm hoá xảy ra khi da người bệnh có dấu hiệu sần sùi, rỉ dịch gây ngứa ngáy khó chịu

Hắc lào bị chàm hóa là gì?

Đầu tiên, người bệnh cần xác định bệnh hắc lào hay còn gọi là bệnh lác đồng tiền là một bệnh ngoài da do một nhóm vi nấm có tên là dermatophytes gây nên. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh hắc lào cao nhất là những người thường xuyên sinh hoạt và sống ở những nơi đông người, vệ sinh cá nhân kém, sống ở những nơi ẩm thấp có nguy cơ mắc bệnh hắc lào cao.

Những vị trí hay bị hắc lào là bàn tay, bàn chân, những vùng da có nhiều nếp gấp như cổ, nách, bẹn. Những vùng thường xuyên ẩm ướt mồ hôi là vùng lý tưởng để bệnh hắc lào phát triển. Ban đầu, nấm da nigra được nhận biết dễ dàng bởi những chấm đỏ giống như đồng xu và các đường phân giới rõ ràng.

Dấu hiệu ngứa dữ dội và ngứa dai dẳng ở vùng da bị bệnh. Tuy nhiên, da không bong tróc mà thường kèm theo mụn nước tập trung quanh rìa hình tròn. Thời gian để bệnh hắc lào đơn giản chuyển thành hắc lào bị chàm hóa là không cụ thể.

Thông thường, phải mất 12 đến 18 tháng để bệnh hắc lào chuyển thành chàm hóa ở vùng da dễ điều trị. Các biến chứng chàm hóa ở các vùng nhạy cảm xảy ra trong khoảng thời gian từ 6 đến 9 tháng. Thời gian hắc lào bị chàm hóa còn phụ thuộc vào tình trạng ma sát ngoài da và cách chăm sóc và cơ địa của mỗi người.

Bệnh hắc lào bị chàm hoá có nguy hiểm không?

Bệnh hắc lào bị chàm hoá là một biến chứng nguy hiểm, nhất là khi vùng da bị bệnh có vết thương hở và bị vi khuẩn, nấm xâm nhập. Khi biến chứng theo thời gian, mầm bệnh càng xâm nhập sâu vào da và đi vào máu, người bệnh dễ mắc bệnh hắc lào mãn tính khó điều trị dứt điểm.

Trong trường hợp bị nhiễm trùng, người bệnh có nguy cơ bị biến chứng dẫn đến bệnh nhiễm trùng máu. Đây là trường hợp cần được chăm sóc khẩn cấp ngay lập tức, vì qua đường máu, vi khuẩn có thể xâm nhập vào nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Việc điều trị bệnh hắc lào bị chàm hoá có thể mất đến vài tháng để tiêu diệt hoàn toàn các mầm bệnh ẩn náu dưới da.

Trong trường hợp bị nhiễm trùng, người bệnh có nguy cơ bị biến chứng dẫn đến bệnh nhiễm trùng máu Trong trường hợp bị nhiễm trùng, người bệnh có nguy cơ bị biến chứng dẫn đến bệnh nhiễm trùng máu

Khi người bệnh mắc bệnh hắc lào chàm hóa, bệnh có thể tái phát nhiều lần, mỗi lần tái phát lại nặng hơn do mầm bệnh đã xâm nhập qua da từ trước. Theo các chuyên gia, bệnh hắc lào chàm hóa là một biến chứng nặng của bệnh hắc lào thông thường. Xảy ra khi mô biểu bì bên ngoài bị tổn thương và không thể tái tạo. Lúc này, vùng da bị tổn thương không chỉ nổi ban đỏ mà còn đã bước sang giai đoạn liken hóa.

Liken hóa là một thuật ngữ chung được sử dụng để chỉ một vùng da sau chấn thương trở nên phẳng, sẩn hình đa giác, bóng và có màu tím. Bị liken hóa có nghĩa là vùng da bị hắc lào không được bảo vệ, làm tăng nguy cơ nhiễm nấm và vi khuẩn.

Hắc lào bị chàm hóa có chữa khỏi được không?

Bệnh hắc lào là bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu áp dụng sớm các phương pháp điều trị. Nhưng khi biến chứng hắc lào chàm hóa nghiêm trọng, vùng tổn thương sẽ chuyển sang giai đoạn thiếu máu cục bộ, thời gian điều trị kéo dài hơn. Phương pháp điều trị chủ yếu là sử dụng thuốc bôi ngoài da kết hợp với phương pháp điều trị bệnh hắc lào chàm hóa chuyên sâu.

Phương pháp điều trị chủ yếu là sử dụng thuốc bôi ngoài da kết hợp với phương pháp điều trị bệnh hắc lào chàm hóa chuyên sâu Phương pháp điều trị chủ yếu là sử dụng thuốc bôi ngoài da kết hợp với phương pháp điều trị bệnh hắc lào chàm hóa chuyên sâu

Ngoài ra, tùy theo từng vùng mà việc điều trị bệnh hắc lào có thể dễ hoặc khó. Đặc biệt, các chuyên gia đã xác định những vùng dễ điều trị và ít bị bệnh hắc lào là mặt, tay, chân, cổ, lưng, nách, ngực, vì những vị trí này thoáng khí và ít khi bị ẩm ướt nên việc điều trị cũng rất dễ dàng. Việc điều trị sẽ lâu hơn đối với những vùng nhạy cảm, khó điều trị như bẹn, háng và những vùng kín. Đồng thời, những vùng da này thường xuyên bị quần áo che chắn, ma sát trong sinh hoạt của người bệnh nhiều hơn nên tỷ lệ mắc bệnh chàm ở những vùng da này rất cao.

Các đợt điều trị có thể kéo dài hàng tháng để chữa khỏi hoàn toàn các tổn thương và loại bỏ các mầm bệnh đã ăn sâu vào da của bệnh nhân. Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần lựa chọn phương pháp hiệu quả và an toàn.

Bệnh hắc lào bị chàm hoá là từ gọi chung cho nhiều biến chứng da liễu nên cách điều trị cũng tương đối giống nhau. Hy vọng người bệnh đã cập nhật được những điều cần biết về căn bệnh này. Đây là một tình trạng da phức tạp cần được điều trị càng sớm càng tốt. Để tránh biến chứng bệnh hắc lào trở thành mãn tính, khó điều trị và làn da mất thẩm mỹ, người bệnh nên lựa chọn đơn vị khám chữa bệnh uy tín.

Thuý Nguyễn

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin