Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Nhiễm trùng máu có lây không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị nhiễm trùng máu

Ngày 19/09/2023
Kích thước chữ

Mặc dù hiện nay nền y học đã có những tiến bộ vượt bậc, nhưng nhiễm trùng máu vẫn còn là thách thức đối với các chuyên gia y tế bởi đây là bệnh nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao. Nhiễm trùng máu thường không thể khỏi và hay diễn biến nặng nề nếu không được điều trị kịp thời. Vậy nhiễm trùng máu là gì? Nhiễm trùng máu có lây không? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Nhiễm trùng máu được xem là một trong những mối đe dọa nguy hiểm, gây tỉ lệ tử vong cao. Theo Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm có 30 triệu người lớn, 3 triệu bé sơ sinh và 1,2 triệu trẻ em trên thế giới mắc căn bệnh nguy hiểm này. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của nhiễm trùng máu là gì? Nhiễm trùng máu có lây không? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Nhiễm trùng máu có lây không?

Nhiễm trùng máu hay nhiễm trùng huyết là tình trạng nhiễm trùng có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh. Hệ miễn dịch của chúng ta vốn đã có chức năng bảo vệ, tránh khỏi sự nhiễm trùng. Tuy nhiên, cũng chính hệ miễn dịch có thể khiến cho cơ thể phải rơi vào trạng thái nguy hiểm khi đối phó với tình trạng nhiễm trùng.

Nhiễm trùng máu không chỉ nguy hiểm bởi độc tố của các loại vi khuẩn cơ thể mắc phải mà còn chịu ảnh hưởng lớn của những chất trung gian hóa học tiết ra bởi hệ miễn dịch. Các chất trung gian hóa học này kích hoạt phản ứng viêm của cơ thể để chống lại sự nhiễm trùng. Điều này diễn ra quá mức lại vô tình làm tổn hại đến các cơ quan trong cơ thể. Theo đó, một số trường hợp bệnh nhiễm trùng máu giai đoạn cuối hoặc nhiễm trùng máu nặng có thể tử vong do suy đa cơ quan hoặc sốc nhiễm trùng.

Giải đáp thắc mắc: Nhiễm trùng máu có lây không? 1
Nhiễm trùng máu có lây không là thắc mắc của nhiều người

Vì tính chất nguy hiểm của bệnh nên nhiều người băn khoăn về vấn đề nhiễm trùng máu có lây không. Nhiễm trùng máu hoàn toàn không thể lây lan giữa người với người thông qua tiếp xúc hàng ngày và bao gồm cả việc quan hệ tình dục. Nguyên nhân của bệnh xuất phát từ các loại vi khuẩn tấn công vào cơ thể. Vì thế, các đối tượng có nguy cơ nhiễm khuẩn cao cần lưu ý phòng tránh mắc phải tình trạng nguy hiểm này.

Nguyên nhân của nhiễm trùng máu

Khi cơ thể chúng ta mắc phải bất kỳ loại nhiễm trùng nào cũng có thể tiến triển thành nhiễm trùng máu nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên, một số loại nhiễm trùng sau đây có khả năng chuyển biến thành nhiễm trùng máu với tỷ lệ cao:

  • Nhiễm trùng hệ niệu;
  • Nhiễm trùng trong ổ bụng;
  • Nhiễm trùng tại thần kinh trung ương;
  • Viêm phổi;
  • Viêm mô tế bào;
  • Du khuẩn huyết.

Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các yếu tố nguy cơ dễ mắc phải nhiễm trùng huyết bao gồm:

  • Người trên 65 tuổi có sức đề kháng kém;
  • Trẻ em dưới 12 tháng, đặc biệt là những trẻ sinh non, nhẹ cân, dị tật bẩm sinh;
  • Lạm dụng, ngộ độc kháng sinh do sử dụng không đúng chỉ định, không đúng liều lượng;
  • Bệnh nhân đang được điều trị đặc biệt tại phòng hồi sức tích cực;
  • Bệnh nhân đặt ống thở, ống thông tĩnh mạch;
  • Người đang có vết thương hở, bỏng nặng, chấn thương sọ não;
  • Người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn,...
  • Người suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải như người đang dùng thuốc hóa trị, bệnh nhân sau khi cấy ghép nội tạng, đang dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch, người nhiễm HIV.
Giải đáp thắc mắc: Nhiễm trùng máu có lây không? 2
Trẻ em dưới 12 tháng, trẻ sinh non là đối tượng có nguy cơ nhiễm trùng máu cao

Triệu chứng của nhiễm trùng máu

Sau khi đã có đáp án cho thắc mắc nhiễm trùng máu có lây không, một vấn đề nữa mà bạn cũng cần quan tâm đó là những triệu chứng của nhiễm trùng máu. Theo các bác sĩ, người gặp tình trạng nhiễm trùng máu thường có những triệu chứng như sau:

  • Nhiệt độ cơ thể thấp dưới 36 độ C hoặc sốt cao trên 38 độ C;
  • Nhịp tim nhanh hơn 90 nhịp/phút;
  • Nhịp thở nhanh hơn 20 nhịp/phút.

Bên cạnh đó, các tình trạng nhiễm trùng máu nặng hơn thường xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Lượng nước tiểu trung bình của người nhiễm trùng máu giảm mạnh;
  • Tình trạng tâm thần không được ổn định;
  • Số lượng bạch cầu giảm đáng kể;
  • Khó thở;
  • Loạn nhịp tim;
  • Sốc nhiễm trùng;
  • Đau vùng bụng.

Nhiễm trùng máu được điều trị như thế nào?

Bệnh nhiễm trùng máu có chữa khỏi được không? Nhiễm trùng máu ở bất kỳ mức độ nào cũng là mối đe dọa lớn đến tính mạng của người bệnh. Bệnh này được điều trị bằng cách loại bỏ nguyên nhân gây nhiễm trùng bằng kháng sinh, hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn, cân bằng kiềm toan trong cơ thể, chống rối loạn đông máu và nâng cao đề kháng cho bệnh nhân. Cụ thể như sau:

  • Kháng sinh: Hầu hết trường hợp nhiễm trùng máu do tác nhân vi khuẩn, vì thế, kháng sinh là lựa chọn không thể thiếu trong phác đồ điều trị tình trạng này. Kháng sinh được dùng theo kháng sinh đồ hoặc dùng phối hợp kháng sinh đối với các trường hợp vi khuẩn kháng kháng sinh hoặc chưa rõ mầm bệnh.
  • Kháng virus hoặc kháng nấm: Người bệnh sẽ được tiêm qua đường tĩnh mạch các loại thuốc kháng virus hoặc kháng nấm trong trường hợp nhiễm trùng máu do các tác nhân này gây ra.
  • Truyền dịch: Nhiễm trùng máu cần truyền dịch để ổn định huyết áp do khi mắc phải tình trạng này, người bệnh thường bị hạ huyết áp.
  • Lọc máu: Biện pháp lọc máu thường được sử dụng đối với trường hợp suy thận cấp. Thiết bị lọc máu sẽ thay thế thận để lại bỏ muối và các chất thải nguy hại.
  • Phẫu thuật: Khi nhiễm trùng máu nặng, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nhằm loại bỏ nguồn gốc nhiễm trùng máu như phẫu thuật cắt bỏ mô nhiễm trùng, phẫu thuật hút mủ của áp xe.
Giải đáp thắc mắc: Nhiễm trùng máu có lây không? 3
Kháng sinh được dùng trong nhiễm trùng huyết nhằm loại bỏ nguyên nhân gây bệnh

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi để giải đáp cho thắc mắc nhiễm trùng máu có lây không, cũng như một số thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị nhiễm trùng máu. Theo đó, nhiễm trùng máu là một tình trạng bệnh nguy hiểm, là hậu quả của các loại nhiễm trùng thông thường khi chúng không được điều trị đúng cách và kịp thời. Vì thế, khi gặp phải tình trạng nhiễm trùng, bạn nên tuân thủ theo pháp đồ của bác sĩ để tránh những tiến triển nặng hơn thành nhiễm trùng máu nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm