Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Hăm tã nổi mụn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý dứt điểm

Ngày 02/08/2022
Kích thước chữ

Trẻ bị hăm tã nổi mụn là hiện tượng viêm da xung quanh vùng mặc tã. Bé bị hăm tã nổi mụn thường gặp do trong giai đoạn mặc tã có thể khiến vùng da bị nổi mụn đỏ… Nguyên nhân thường do không được thay tã khi bị ướt lâu hoặc do cọ xát nhiều dẫn tới nhiễm trùng nổi mụn.

Trẻ hăm tã nổi mụn sẽ khiến cho cha mẹ lo lắng không biết có nguy hiểm không? Làm sao để trẻ mau khỏi? Nếu bạn đang có những thắc mắc về vấn đề này có thể tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây nhé! 

Nguyên nhân gây hăm tã nổi mụn

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng hăm tã nổi mụn ở trẻ. Tuy nhiên, vấn đề hăm tã nổi mụn ở trẻ cũng không quá lo ngại nếu như hiểu được nguyên nhân và có cách xử lý phù hợp.

Nếu cho trẻ mặc tã quá chật khiến cọ xát vào da bé, do làn da mỏng nên dễ bị tổn thương. Tã chật còn làm cho độ thông thoáng giảm đi khiến da bị nóng, bí bách, ẩm ướt vì vậy sẽ dẫn tới tình trạng hăm tã nổi mụn.  

Trẻ mặc tã lâu cũng có thể dẫn tới hăm tã nổi mụn-1 Trẻ mặc tã lâu cũng có thể dẫn tới hăm tã nổi mụn

Một nguyên nhân nữa là do sản phẩm tã cha mẹ mặc cho con kém chất lượng. Trên thị trường có không ít loại tã kém chất lượng hoặc là tã làm từ loại vải xơ cứng có thành phần hóa học kích ứng da trẻ gây nên hăm tã nổi mụn. Vì vậy khi mua tã cho trẻ nên chọn những loại có thương hiệu và chất lượng để tránh những vấn đề như vừa nêu.

 Khi trẻ mặc tã lâu nước tiểu và phân là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển. Thường xuyên tiếp xúc với da sẽ gây ra tình trạng kích ứng da và hăm tã nổi mụn ở trẻ.

Kể cả khi trẻ ăn uống chế độ không hợp lý dẫn tới tình trạng nóng trong. Ví dụ như bé ăn nhiều chất đạm như thịt lợn, hải sản, thịt bò… sẽ làm cho hệ tiêu hóa quá tải. Gan không kịp thải hết độc tố cũng có thể gây nên tình trạng này. Nếu trẻ còn đang bú mẹ thì mẹ nên thay đổi chế độ ăn cho phù hợp.

Khi trẻ ăn dặm do ăn thêm nhiều thức ăn từ bên ngoài dẫn tới trẻ đi ngoài nhiều hơn và kết cấu phân cũng có sự thay đổi. Việc vệ sinh cho trẻ kém sạch sẽ cũng có thể gây ra tình trạng hăm tã nổi mụn. 

Biểu hiện của hăm tã nổi mụn 

Biểu hiện của hăm tã nổi mụn hiện rõ trên da nên cha mẹ có thể dễ dàng quan sát thấy. Khi thấy vùng da trẻ bị hăm nổi nhiều mụn nhỏ li ti ở vùng mặc tã. Khi  mới thì mụn chỉ rải rác và để lâu sẽ mọc dày lên thành từng đám sần sùi. Mụn nhỏ sẽ tập trung chủ yếu ở vùng mông, háng và bẹn. Khi vùng da hăm tã nổi mụn thường nóng hơn vùng da bình thường và thường ửng đỏ. Mới đầu mụn nhỏ và có xu hướng lớn dần mụn càng to càng dễ vỡ và gây lở loét. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây nên tình trạng viêm da và lan sang các vùng da lân cận.

Trẻ mặc tã lâu cũng có thể dẫn tới hăm tã nổi mụn-2 Hăm tã nổi mụn rất dễ phát hiện vì mụn nổi ở vùng mặc tã

Khi trẻ bị hăm tã sẽ cảm thấy rất khó chịu, ngứa ngáy, bứt rứt. Trẻ thường hay quấy khóc, ngủ không ngon, biếng ăn ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển. Mụn nước này có thể dễ vỡ nên mẹ cắt gọn móng tay để tránh trẻ gãi, cào xước gây mụn lở loét.

Hăm tã nổi mụn có nguy hiểm không?

Nếu trẻ hăm tã nhẹ thì cha mẹ có thể tự chăm sóc ở nhà, tình trạng sẽ nhanh chóng giảm bớt. Nếu như để tình trạng hăm tã chuyển sang giai đoạn nặng ở cấp độ 4 và cấp độ 5 khi da trẻ lở loét và chảy mủ thì sẽ nguy hiểm. Lúc này trẻ sẽ rất dễ bị bội nhiễm gây nhiễm trùng nặng và có thể gặp biến chứng về da và trở thành sẹo sau khi điều trị khỏi. Nếu trẻ bị nặng ở cấp độ 4 - 5 nên đưa trẻ tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị phù hợp. Cha mẹ cũng không nên quá lo lắng vì sau thời gian chăm sóc đúng cách thì tình trạng hăm tã nổi mụn sẽ cải thiện dần và khỏi sau 7 – 10 ngày.

Cách xử lý hăm da nổi mụn tại nhà để bé khỏi nhanh

Thay tã thường xuyên 3 – 4 tiếng/lần

Một nguyên nhân dẫn tới trẻ bị hăm tã nổi mụn là do để trẻ mặc bỉm quá lâu không thay thường xuyên. Nước tiểu và phân dính vào da là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi. Vì vậy trẻ sẽ bị hăm tã và nổi những mụn nhỏ li ti trên da. Việc thay tã cho trẻ nên thực hiện khoảng 3 - 4 giờ một lần và nên thay ngay khi trẻ đại tiện để giảm nguy cơ hăm tã. Mỗi lần thay tã cho trẻ nên vệ sinh cho trẻ. Dùng nước ấm rửa sạch vùng da mặc tã bằng khăn ướt. Nên dùng loại khăn có thành phần dưỡng ẩm cao cấp và kháng khuẩn. Để thoáng không mặc tã cho trẻ khoảng 15 phút cho khô thoáng mới mặc tã mới. Có thể dùng thêm sản phẩm xịt hoặc kem bôi một lớp mỏng lên da của con. Đợi cho lớp kem đó khô hãy mặc tã cho trẻ.

Cho bé mặc loại tã thấm hút tốt, thoáng khí

Có một điều mẹ cần lưu ý khi chọn tã cho con. Mẹ nên chọn những sản phẩm thấm hút tốt và thoáng khí, yếu tố này khá quan trọng làm giảm nguy cơ hăm tã cho trẻ.

Chọn loại sản phẩm thấm hút tốt đồng thời giữ nước tốt, loại sản phẩm thấm hút nước xong chuyển thành dạng gel để ngăn không cho chất lỏng thấm ngược trở lại ảnh hưởng tới da bé.

Chọn loại bỉm có nhiều khe rãnh, việc thấm hút nước sẽ tốt hơn, nhanh hơn hạn chế tối đa da chạm vào nước tiểu không khô thoáng dẫn tới hăm tã.

Lớp đáy thoát khí sẽ làm cho vùng da trẻ luôn khô thoáng. Bởi vì không khí nóng ẩm bên trong sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nên tình trạng hăm tã. 

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ xử lý hăm tã nổi mụn cho bé

Khi bị hăm tã nổi mụn, nếu không biết cách xử lý làn da bé nhạy cảm có thể dễ nhiễm khuẩn hơn. Việc vệ sinh sạch sẽ thường xuyên và hạn chế sử dụng tã cũng như dùng sản phẩm hỗ trợ xử lý hăm tã. Sản phẩm hỗ trợ nên vừa kháng khuẩn vừa dưỡng ẩm đồng thời tăng cường tái tạo da. 

Thị trường có nhiều sản phẩm chăm sóc da vùng hăm tã có cả dạng xịt và dạng bôi mỗi một loại sẽ có ưu điểm riêng. Nếu dùng dạng bôi thì nên vệ sinh tay sạch sẽ trước khi bôi cho trẻ. Dạng xịt thi đơn giản hơn và không cần phải tiếp xúc trực tiếp vào da trẻ. 

Làm mát từ bên trong

Một nguyên nhân khác cũng khá quan trọng đó là tình trạng nóng trong. Vì vậy cần bổ sung thực phẩm mát để tăng sức đề kháng cho trẻ. Nếu trẻ đang bú mẹ thì mẹ cũng nên thay đổi thực đơn để vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa hạn chế tình trạng nóng trong cho trẻ. Nên uống nhiều nước và ăn thực phẩm nhiều chất xơ và rau xanh, trái cây. Những thức ăn có nhiều chất đạm như thịt bò, hải sản và thịt lợn nên hạn chế ăn.

Trẻ mặc tã lâu cũng có thể dẫn tới hăm tã nổi mụn-3 Cho trẻ mặc loại tã thoáng khí và vệ sinh sạch sau mỗi lần thay để giảm hăm tã nổi mụn

Khi bé ăn dặm mẹ có thể bổ sung thêm các thành phần rau củ trong bữa ăn. Ngoài ra mẹ nên cho bé uống thêm nước ép trái cây để cải thiện tình trạng. 

Dấu hiệu bé bị hăm tã nổi mụn cần đi khám bác sĩ

Khi trẻ bị hăm tã nổi mụn thường không gây nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ. Mẹ nên chăm sóc để tình trạng không nặng thêm. Nếu trường hợp bé bị hăm tã nặng có dấu hiệu chuyển nặng hơn (cấp độ 4 - 5 khi mụn vỡ lở loét và có mủ hoặc sốt) thì nên đưa trẻ đến trung tâm y tế để được bác sĩ thăm khám vì đây là dấu hiệu nặng. Nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời thì sẽ gây biến chứng cho da.

Cách ngăn ngừa hăm tã nổi mụn cho bé

Việc ngăn ngừa hăm tã cho con là rất cần thiết. Nếu như trẻ chưa bị mẹ vệ sinh sạch sẽ và chăm con đúng cách thì sẽ giảm nguy cơ mắc hăm tã nổi mụn. Nếu trẻ đã bị và đã khỏi thì mẹ cũng lưu ý nên chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ cho trẻ. Bởi vì hăm tã nổi mụn có thể sẽ tái lại nếu như vệ sinh không sạch sẽ. 

Chỉ nên cho trẻ mặc tã khoảng 3 - 4 giờ là nên thay cho trẻ. Không nên mặc bỉm chặt vì sẽ dễ gây bí bách và cọ xát dẫn tới hăm tã. Nên chọn loại bỉm vừa vặn hoặc có thể nhỉnh hơn 1 số. Nên chọn loại bỉm có thương hiệu và thấm hút tốt, thoáng khí.

Có thể sử dụng kem trị hăm tã. Sau mỗi lần thay tã mẹ nên vệ sinh cho trẻ và đợi khô thoáng sau đó mới mặc tã tiếp. Khi trẻ đại tiện xong nên thay ngay và vệ sinh sạch sẽ để hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm. Da trẻ rất non nên rất dễ nhiễm khuẩn. 

Hăm tã nổi mụn ở trẻ không phải là vấn đề nghiêm trọng, tuy nhiên cha mẹ cũng cần phải biết cách chăm sóc để tránh làm tình trạng nặng thêm. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp cha mẹ có thêm kiến thức chăm sóc trẻ giảm nguy cơ bị hăm tã.

Tuệ Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin