Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Bé bị hăm tã nặng: Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày 02/08/2022
Kích thước chữ

Bé bị hăm tã nặng thường gặp do trong giai đoạn mang tã và có thể khiến vùng da bị ảnh hưởng ửng đỏ, mụn lở loét dẫn đến chảy nước, mủ… Nguyên nhân thường do không được thay tã khi bị ướt lâu, cọ xát nhiều dẫn tới nhiễm trùng.

Trẻ bị hăm tã hay còn gọi là viêm da tã lót là hiện tượng viêm da xung quanh vùng mặc tã. Khi bé bị hăm tã nặng, cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh để lâu gây viêm nhiễm gây ra biến chứng nguy hiểm cho da trẻ. Để hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh và giai đoạn nào là giai đoạn nặng để biết cách điều trị cho con. 

Nhận biết cấp độ bé bị hăm tã nặng nhẹ

Để việc chăm sóc hăm tã cho con, mẹ cũng cần hiểu rõ về các cấp độ hăm tã của con để biết cách chăm sóc phù hợp. Bởi vì mỗi cấp độ khác nhau có cách chăm sóc khác nhau. Hăm tã ở trẻ nhỏ được chia làm 5 cấp độ dựa trên những biểu hiện.

  • Cấp độ 1 là cấp độ nhẹ khi vùng da mặc tã có những mụn nhỏ li ti ở một vùng nhỏ. Da có màu ửng hồng và sờ tay vào có cảm nhận vùng này ấm hơn vùng da thường.
Khi bé bị hăm tã nặng nên đưa đến bác sĩ điều trị-1 Khi bé bị hăm tã nặng, nên đưa đến bác sĩ điều trị
  • Cấp độ 2 thì tình trạng hăm tã lan ra nhiều vị trí hơn và có rải rác trên da vùng mặc tã. Trẻ sẽ cảm thấy ngứa ngáy và đưa tay gãi.
  • Cấp độ 3 là cấp độ trung bình, tình trạng hăm lan rộng, mụn xuất hiện dày đặc, vùng da bị hăm nổi mụn màu đỏ đậm hơn. 
  • Cấp độ 4 là cấp độ nặng khi tình trạng hăm tã gây tổn thương nặng và nguy hiểm cho da. Trên da có nhiều chỗ xuất hiện mụn nước hoặc mụn mủ do nhiễm khuẩn viêm da.
  • Cấp độ 5 là cấp độ nghiêm trọng nơi hăm lan rộng khắp vùng mặc tã sưng đỏ và da lở loét chảy mủ khiến trẻ đau đớn. Cấp độ này rất nguy hiểm và có nguy cơ cao bị nhiễm trùng và kéo dài thời gian điều trị.

Như vậy mẹ đã hiểu các cấp độ hăm tã của trẻ, tuy nhiên mẹ chỉ có thể điều trị cho con khi tình trạng hăm mới ở 3 cấp độ đầu. Khi bé bị hăm tã nặng lên đến cấp độ 4 - 5 là cấp độ nặng và nghiêm trọng rất dễ xảy ra nhiễm khuẩn để lại sẹo, mẹ không nên để ở nhà điều trị mà phải đưa tới bác sĩ để điều trị cho con.

Vậy nguyên nhân khiến bé bị hăm tã nặng là gì?

Nguyên nhân bé bị hăm tã nặng có rất nhiều nhưng có một số nguyên nhân chính như:

  • Do trẻ có làn da nhạy cảm: Trẻ nhỏ thường có da non nớt nên dễ bị vi khuẩn tấn công. Hoặc trẻ có da nhạy cảm do chàm da, da bị giảm sức đề kháng, dễ bị kích ứng, viêm da cơ địa sẽ dẫn tới tình trạng hăm tã nặng hơn.
Khi bé bị hăm tã nặng nên đưa đến bác sĩ điều trị-2 Mặc tã lâu không thay cho trẻ cũng là nguyên nhân dẫn tới hăm tã
  • Thường xuyên mặc tã cũng là nguyên nhân khiến bé bị hăm tã nặng thêm. Khi trẻ mặc tã thường xuyên vùng mặc tã bị bí khó thoát mồ hôi luôn ẩm ướt là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi gây hăm tã. Nếu mặc tã thường xuyên sẽ khiến cho tình trạng nặng thêm. 
  • Lạm dụng phấn rôm cho trẻ cũng là nguyên nhân khiến tình trạng hăm tã nặng thêm. Nhiều người cho rằng phấn rôm có tác dụng kháng khuẩn nhưng đó là quan niệm sai lầm. Phấn rôm khiến da thêm bí bách, dùng lâu sẽ làm tắc lỗ chân lông khiến hăm tã nặng hơn.
  • Nguyên nhân có thể do nhiễm vi khuẩn hoặc vi nấm bởi vì vùng tã ẩm ướt là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vì khi trẻ đã bị hăm nên tình trạng càng nặng hơn.
  • Dùng thuốc kháng sinh cũng là một nguyên nhân làm cho tình trạng nặng thêm bởi vì dùng kháng sinh vô tình diệt vi khuẩn có lợi tạo điều kiện cho nấm phát triển bùng phát.

Cách chữa cho bé bị hăm tã nặng 

Khi trẻ bị hăm tã nặng cấp độ 4-5 thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Tùy vào tình trạng bệnh bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định dùng kem hăm tã hoặc thuốc trị hăm để đạt được hiệu quả. Đồng thời bác sĩ sẽ có hướng dẫn chăm sóc cho trẻ để vết thương mau phục hồi và tránh những biến chứng nguy hiểm.

Sử dụng kem hăm tã cho bé bị hăm tã nặng

Nếu như vùng da hăm của trẻ chưa có dấu hiệu lở loét thông thương bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng. Kem trị hăm tã có tác dụng giảm viêm, giảm ngứa, tạp lớp màng ngăn chặn vi khuẩn, sát khuẩn… Ngoài ra còn có khả năng cân bằng độ ẩm nuôi dưỡng làn da trẻ.

Khi bé bị hăm tã nặng nên đưa đến bác sĩ điều trị-3 Trẻ bị nhẹ có thể dùng kem hăm tã để giảm triệu chứng

Bé bị hăm tã bôi gì?  Mẹ có thể dùng loại kem hăm Sudocrem cho bé, ngăn ngừa nấm, vi khuẩn xâm nhập vào vết thương gây viêm nhiễm, đồng thời kích thích tái tạo da, giúp da nhanh phục hồi. Kem hăm tã Bubchen có tác dụng giúp ức chế và tiêu diệt vi khuẩn tấn công vùng da hăm. Kem hăm (thuốc mỡ Bepanthen) có tác dụng giảm triệu chứng ngứa, nâng cao sức đề kháng cho da. Kem hăm tã Weleda giúp làm dịu da, cân bằng độ ẩm giảm khô rát hỗ trợ làm lành da.

Sử dụng thuốc trị hăm cho bé bị hăm tã nặng

Trường hợp trẻ bị nặng như phù nề, mụn mủ vỡ loét hoặc bé có biểu hiện sốt… bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc trị hăm. Có thể dùng thuốc giảm ngứa, chống viêm để giảm sưng đỏ, ngứa rát cho trẻ. Dùng thuốc sát trùng để tiêu diệt vi khuẩn và nấm để giảm tình trạng viêm nhiễm. Dùng kháng sinh để ức chế, diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm dẫn đến tổn thương nặng. Bên cạnh việc dùng thuốc thì việc chăm sóc vùng da cũng quan trọng không kém để giúp quá trình phục hồi nhanh chóng.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ hăm tã

Việc chăm sóc cho bé bị hăm tã nổi mụn là rất quan trọng. Chỉ cần sơ suất nhỏ là có thể gây biến chứng trên da khiến tổn thương để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. 

Khi trẻ bị hăm tã điều đầu tiên mẹ nên làm là ngưng cho trẻ mặc tã. Làm như vậy với mục đích là để cho da trẻ được thông thoáng không bị tiếp xúc với phân và nước tiểu giảm hăm và giảm nhiễm trùng.

Không nên tắm nước lá cho trẻ nếu có vết thương hở vì có thể gây nhiễm trùng. Thời gian này chỉ nên tắm nước ấm để an toàn cho da của trẻ.

Mẹ  nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ không nên tự ý mua thuốc điều trị cho con và cũng không lấy thuốc của trẻ khác có bệnh tương tự áp dụng cho con mình.

Như vậy khi bé bị hăm tã nặng, cần đưa trẻ tới trung tâm y tế để được bác sĩ thăm khám và chỉ định dùng thuốc đúng và hợp lý sẽ giúp trẻ nhanh giảm triệu chứng.

Tuệ Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin