Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Hẹp bao quy đầu là gì? Hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không?

Ngày 09/10/2018
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

​​​​​​​Hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không là điều mà nam giới luôn băn khoăn. Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn những vấn đề về chứng bệnh này.

Hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không là điều mà nam giới luôn băn khoăn. Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn những vấn đề về chứng bệnh này.

Hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không 1

Hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không?

Hẹp bao quy đầu là gì?

Bao quy đầu là phần da bao lấy quy đầu dương vật, có tác dụng bảo vệ và dưỡng ẩm khi dương vật chưa phát triển đầy đủ. Hẹp bao quy đầu là khi quy đầu bao lấy một phần hoặc hoàn toàn đầu dương vật và không thể tuột ra kể cả dương vật người trưởng thành đang cương cứng.

Theo số liệu thống kê, có đến 96% trẻ sơ sinh, 10% trẻ dưới 3 tuổi và 1% nam giới từ 14 tuổi trở lên bị hẹp bao quy đầu. Đa số bé trai đều hẹp bao quy đầu bẩm sinh và lớp da này sẽ tuột khỏi dương vật khi bé dậy thì.

Rất dễ nhận biết bệnh hẹp bao quy đầu ở nam giới trưởng thành nhưng đối với trẻ nhỏ thì phụ huynh cần phải quan sát kỹ thì mới phát hiện ra dị tật này:

  • Người lớn: Quy đầu không lộ ra hoặc chỉ lộ ra một phần khi dương vật cương cứng hoặc bao quy đầu sưng đỏ và tiết dịch mủ có mùi hôi.
  • Trẻ em: Dòng tiểu nhỏ, bao quy đầu sưng phồng, có bựa trắng đóng thành từng mảng bên trong nếp gấp bao quy đầu.

Hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không?

Bao quy đầu hẹp khiến nước tiểu và chất nhờn dương vật bị ứ đọng, tích tụ trong nếp gấp dương vật, tạo điều kiện thuận lợi cho những loại nấm và vi khuẩn gây bệnh sinh sôi nảy nở. Những vi khuẩn và nấm này có thể gây nên hàng loạt chứng bệnh nam khoa như mụn rộp sinh dục gây ngứa bao quy đầu. Không những thế, bao quy đầu hẹp bịt kín lỗ tiểu gây bí tiểu, lâu dài sẽ ảnh hưởng chức năng bài tiết gây suy thận.

Hẹp bao quy đầu ở bé trai kìm hãm sự phát triển về kích thước của “cậu nhỏ”. Hẹp bao quy đầu ở nam giới trưởng thành gây đau, tức, khó chịu khi cương cứng, là nguyên nhân chủ yếu gây nghẹt tắc bao quy đầu, có thể khiến quy đầu phù nề hay thậm chí có thể dẫn đến ung thư dương vật. Theo những số liệu thống kê, có đến 85% bệnh nhân ung thư dương vật bị dị tật bao quy đầu như hẹp bao quy đầu hay dài bao quy đầu.

Cần làm gì khi bị hẹp bao quy đầu?

Với nam giới trưởng thành, tùy tình trạng hẹp bao quy đầu mà có hướng giải quyết phù hợp. Nam giới bị hẹp bao quy đầu một phần thì có thể áp dụng những biện pháp tự lột bao quy đầu tại nhà. Còn những người bị dài bao quy đầu hoặc hẹp bao quy đầu hoàn toàn thì cần đến sự can thiệp của bác sĩ để phẫu thuật cắt bao quy đầu.

Hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không 2

Phẫu thuật cắt bao quy đầu.

Trẻ em hẹp bao quy đầu thì tùy vào độ tuổi sẽ có những cách xử lý khác nhau. Những bé quá nhỏ dưới 5 tuổi thì phụ huynh không nên nong bao quy đầu cho trẻ mà hãy vệ sinh bộ phận này giúp bé. Những bé lớn hơn 5 tuổi thì cha mẹ hãy hướng dẫn con tự làm vệ sinh bao quy đầu, đồng thời áp dụng những phương pháp lột bao quy đầu an toàn, không đau.

Hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không 3

Áp dụng nong bao quy đầu cho những trẻ từ 5 tuổi trở lên.

Hi vọng bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không và có những biện pháp thích hợp để khắc phục.

Uyên

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm