Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Bệnh nam giới/
  4. Hẹp bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu là gì? Triệu chứng và nguyên tắc điều trị

Bác sĩNguyễn Văn Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe da liễu, hiện tại đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin

Bao quy đầu là lớp da mỏng bao bọc lấy phần đầu của dương vật. Nếu bao quy đầu quá chặt, sẽ rất khó để kéo nó xuống từ phần đầu dương vật. Hẹp bao quy đầu là bình thường ở trẻ sơ sinh và trẻ trai. Hầu hết bao quy đầu của các bé trai không kéo xuống được trước 5 tuổi thậm chí có khi tới 10 tuổi. Vì vậy, hẹp bao quy đầu đôi lúc không phải là một vấn đề. Chỉ khi hẹp bao quy đầu nghiêm trọng để lại một lỗ có kích thước bằng lỗ kim và gây các triệu chứng thì mới trở thành vấn đề cần quan tâm.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung hẹp bao quy đầu

Bao quy đầu là lớp da mỏng bao bọc lấy phần đầu của dương vật. Nếu bao quy đầu quá chặt, sẽ rất khó để kéo nó xuống từ phần đầu dương vật. Hẹp bao quy đầu là bình thường ở trẻ sơ sinh và trẻ trai. Hầu hết bao quy đầu của các bé trai không kéo xuống được trước 5 tuổi thậm chí có khi tới 10 tuổi. Vì vậy, hẹp bao quy đầu đôi lúc không phải là một vấn đề.

Chỉ khi hẹp bao quy đầu nghiêm trọng để lại một lỗ có kích thước bằng lỗ kim và gây các triệu chứng thì mới trở thành vấn đề cần quan tâm. Ngoài ra, người lớn cũng có thể bị hẹp bao quy đầu. Việc điều trị có thể bắt đầu với kem steroid nhưng một vài trường hợp có thể phải phẫu thuật.

Hẹp bao quy đầu được chia thành hai dạng: Sinh lý và bệnh lý.

Hẹp bao quy đầu sinh lý: Trẻ khi sinh ra đã có hẹp bao quy đầu và theo thời gian bao quy đầu dần mở rộng ra một cách tự nhiên. Hẹp bao quy đầu là hiện tượng bình thường đối với trẻ sơ sinh/trẻ em chưa cắt bao quy đầu và thường khỏi vào khoảng 5-7 tuổi.

Hẹp bao quy đầu bệnh lý: Xảy ra do sẹo, nhiễm trùng hoặc viêm. Việc kéo mạnh bao quy đầu có thể dẫn đến chảy máu, sẹo và sang chấn tâm lý cho trẻ và cha mẹ. Nếu có hiện tượng phồng bao quy đầu khi đi tiểu, tiểu khó hoặc nhiễm trùng thì có thể phải điều trị.

Triệu chứng hẹp bao quy đầu

Những dấu hiệu và triệu chứng của Hẹp bao quy đầu

Người bị hẹp bao quy đầu có thể có các triệu chứng sau:

  • Đỏ hoặc đổi màu vùng quy đầu, có thể xảy ra khi bị nhiễm trùng/ kích ứng;
  • Sưng (viêm), có thể xảy ra khi bị nhiễm trùng/ kích ứng;
  • Tiết dịch đặc, có mùi hôi dưới bao quy đầu;
  • Đau nhức vùng dương vật;
  • Tiểu đau, khó tiểu;
  • Phồng bao quy đầu khi đi tiểu;
  • Tiểu máu;
  • Đau khi cương cứng hoặc khi quan hệ tình dục (hẹp bao quy đầu ở người lớn).

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh Hẹp bao quy đầu

Đôi khi nếu bao quy đầu rất chặt, nó có thể bị mắc kẹt khi kéo xuống phía dưới và không thể trở lại vị trí ban đầu bao phủ phần đầu dương vật. Phần đầu dương vật sau đó có thể trở nên sưng và đau. Tình trạng này được gọi là thắt hẹp bao quy đầu và cũng là trường hợp cần cấp cứu y tế. Cần điều trị ngay lập tức để tránh các biến chứng nghiêm trọng như thiếu máu nuôi đến dương vật.

Ngoài ra, nếu không được điều trị, hẹp bao quy đầu có thể khiến bệnh nhân có nguy cơ bị ung thư dương vật.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân hẹp bao quy đầu

Khi bạn hoặc trẻ bị hẹp bao quy đầu bệnh lý, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:

  • Vệ sinh kém: Đây vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của chứng hẹp bao quy đầu. Bệnh nhân có thể khó chịu và đau đớn nếu cố gắng làm sạch vùng quy đầu kỹ lưỡng nhưng nếu không làm sạch có thể dẫn đến nhiễm trùng;
  • Các tình trạng da như chàm, vảy nến, lichen phẳng và lichen xơ hoá có thể ảnh hưởng đến dương vật và làm cho dương vật bị viêm xơ tắc nghẽn bao quy đầu;
  • Mô sẹo: Khiến cho bao quy đầu dính vào đầu dương vật;
  • Chấn thương;
  • Nhiễm trùng, bao gồm cả nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs).
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh hẹp bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu có phải là tình trạng phổ biến ở trẻ em không?

Hẹp bao quy đầu là tình trạng phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, do bao quy đầu vẫn chưa hoàn toàn tách rời khỏi đầu dương vật. Trong nhiều trường hợp, tình trạng này tự cải thiện khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, nếu hẹp bao quy đầu kéo dài đến tuổi trưởng thành hoặc gây ra triệu chứng nghiêm trọng, thì nó có thể cần điều trị.

Xem thêm thông tin: Hẹp bao quy đầu ở trẻ em: Mức độ nguy hiểm, phương pháp chẩn đoán và điều trị

Hẹp bao quy đầu có thể gây ung thư dương vật không?

Hẹp bao quy đầu có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

Hẹp bao quy đầu có thể được điều trị bằng các phương pháp không phẫu thuật không?

Hẹp bao quy đầu có thể được phòng ngừa bằng cách nào?

Hỏi đáp (0 bình luận)