Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thai phụ là đối tượng rất dễ bị trào ngược dạ dày, nhất là ở những tuần đầu của thai kỳ khiến mẹ bầu phải chịu cảm giác rất khó chịu. Vì thế, việc nắm vững các biểu hiện, nguyên nhân của hiện tượng mang thai bị trào ngược dạ dày thực quản sẽ giúp mẹ có biện pháp đối phó với tình trạng này.
Sự thay đổi nội tiết tố
Do hormone cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi, nhạy cảm hơn nên sản sinh nội tiết tố progesterone. Nội tiết tố này giúp tử cung giãn nở để thai nhi phát triển. Tuy nhiên, do sự gia tăng quá mức cũng sẽ khiến van dạ dày giãn rộng hơn, acid trong dạ dày tràn lên gây ra tình trạng mang thai bị trào ngược dạ dày thực quản.
Lượng hormone tăng đột ngột
Ngoài ra, lượng hormone relaxin ở phụ nữ có thai cũng tăng cao, làm chậm quá trình co bóp và tiêu hóa thức ăn của dạ dày từ đó thức ăn ứ trệ, lượng acid nhiều hơn và gây ra trào ngược.
Có tiền sử bị chứng trào ngược dạ dày
Những thai phụ có tiền sử từng bị chứng trào ngược dạ dày thì khi mang bầu sẽ có nguy cơ cao tiếp tục bị trào ngược.
Ợ nóng:
Đây là dấu hiệu phổ biến do thức ăn không tiêu hóa hết được, cùng với lượng acid thừa gây cảm giác nóng rát ở ngực, miệng đắng, ợ hơi có vị chua rất khó chịu.
Ợ hơi:
Là triệu chứng điển hình mà hầu hết chị em nào cũng gặp phải khi bị trào ngược dạ dày. Đó là do khí trong dạ dày không thoát ra ngoài được buộc phải đẩy ngược lên miệng và gây ra ợ hơi.
Buồn nôn:
Để chữa trị, trước hết chị em nên đến gặp bác sỹ để được hướng dẫn điều trị. Trong quá trình chữa bệnh, không nên tự ý lấy thuốc về uống mà cần tuân thủ chỉ định của bác sỹ.
Thông thường, 4 nhóm thuốc được chỉ định để điều trị chứng trào ngược dạ dày như sau:
Đối với mẹ bầu, các bác sĩ sẽ ưu tiên chỉ định nhóm thuốc kháng acid. Bởi nhóm thuốc này rất an toàn với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, khi mang thai bị trào ngược dạ dày thực quản, chị em cũng lưu ý là không nên sử dụng các thuốc kháng acid có chứa sodium bicarbonate và magnesium trisilicate. Nếu các thuốc kháng acid không đem lại hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng, có thể các mẹ bầu sẽ phải sử dụng thêm thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, thuốc kháng histamin hoặc thuốc dùng ức chế bơm proton.
Các thuốc được gợi ý để điều trị tình trạng mang thai bị trào ngược dạ dày thực quản là thuốc bán không cần kê đơn nên mẹ bầu có thể dễ dàng mua tại các hiệu thuốc. Mặc dù vậy, trước khi sử dụng bất kì loại thuốc không kê đơn nào, chị em cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc điều dưỡng để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé nhé.
Thanh Hoa
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.