Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

HIV có lây qua nước bọt không? Làm thế nào để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh?

Ngày 12/01/2023
Kích thước chữ

Chắc hẳn ai cũng đã biết HIV lây truyền chủ yếu qua 3 con đường là: Đường máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con. Trong đó, quan hệ tình dục bằng bất kỳ hình thức nào cũng có nguy cơ bị nhiễm HIV ngay cả trong quan hệ bằng miệng. Điều này làm không ít người lo lắng và thắc mắc rằng HIV có lây qua nước bọt không? Và làm thế nào để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh? Bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp.

HIV là bệnh lý nguy hiểm có khả năng lây nhiễm cao nếu không có biện pháp phòng ngừa, nhất là trong quan hệ tình dục không an toàn. Chính vì vậy, “HIV có lây qua nước bọt không” hay "Bệnh HIV có lây qua đường nước bọt không" là một trong các câu hỏi được nhiều người quan tâm. Vậy mời bạn tìm hiểu chủ đề này trong bài viết sau đây.

HIV lây qua những đường nào?

Trước hết, bạn cần nắm được HIV có thể lây qua những con đường nào? Theo nghiên cứu, HIV tồn tại trong máu, dịch tiết của cơ thể và gây suy giảm miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, chỉ có máu, dịch âm đạo, tinh dịch, dịch âm đạo, sữa mới có nguy cơ lây nhiễm HIV. HIV có thể lây truyền qua những con đường sau:

  • Qua quan hệ tình dục: Các hình thức quan hệ tình dục không an toàn như không dùng bao cao su khi quan hệ với người nhiễm bệnh, lây truyền chủ yếu qua các đường: Đường hậu môn, đường âm đạo, đường miệng.
  • Qua đường máu: HIV có thể lây truyền từ người này qua người khác qua máu và các hoạt động khác liên quan tới máu của người bị bệnh như: Dùng chung bơm kim tiêm, các dụng cụ y tế có dính theo máu của người bệnh bị HIV, dùng chung kim châm cứu, dùng chung que lấy ráy tai, dùng chung dao cạo hay kim xăm trổ… Ngoài ra có thể do tiếp xúc trực tiếp các vết thương hở với máu của người nhiễm bệnh, không sàng lọc HIV trước khi truyền máu.
  • Qua đường truyền từ mẹ sang con: HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con qua 3 đường sau: Lây truyền qua máu, nước ối và dịch âm đạo khi sinh, lây truyền qua rau thai, lây truyền qua sữa mẹ khi cho con bú.
hiv-co-lay-qua-nuoc-bot-khong-lam-the-nao-de-giam-nguy-co-lay-nhiem-benh 1 Quan hệ bằng miệng cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV

Người bệnh khi đã bị nhiễm HIV sẽ có những triệu chứng khác nhau tùy vào từng giai đoạn bệnh, gồm 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn cửa sổ: Ở giai đoạn này, virus xâm nhập vào cơ thể, phát triển và nhân lên nhanh chóng, thường kéo dài từ 3 - 6 tháng. Sau khoảng thời gian từ 2 - 6 tuần phơi nhiễm virus, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như: Sốt, mệt mỏi, ho, đau nhức, nổi hạch… giống như một đợt cúm thông thường hay không có triệu chứng rõ rệt. 
  • Giai đoạn tiềm ẩn: Tùy thuộc vào sức đề kháng của người bệnh mà giai đoạn này có thể kéo dài từ vài tuần tới 20 năm. Hệ miễn dịch không chống lại được virus HIV, kháng nguyên HIV tăng nhanh, lượng tế bào Lympho T giảm mạnh và các hạch bạch huyết sưng viêm.
  • Giai đoạn AIDS: Đây là giai đoạn hệ miễn dịch đã bị tàn phá hoàn toàn, vô hiệu hóa làm virus tấn công mạnh mẽ. Cơ thế rất dễ bị nhiễm trùng bởi các vi sinh vật gây bệnh cơ hội như: Viêm phổi do nấm, nấm miệng do nấm Candida, zona thần kinh do virus herpes, ung thư hạch bạch huyết…
hiv-co-lay-qua-nuoc-bot-khong-lam-the-nao-de-giam-nguy-co-lay-nhiem-ben 2 Tùy mỗi giai đoạn mà triệu chứng của HIV biểu hiện khác nhau

HIV có lây qua nước bọt không?

Vậy bệnh HIV có lây qua nước bọt không? Về mặt lý thuyết thì HIV không lây truyền qua nước bọt bởi virus HIV không tồn tại được lâu ở bên ngoài cơ thể người và không thể nhân lên bên ngoài vật chủ là cơ thể người.

Tuy nhiên, HIV vẫn có thể lây truyền qua đường nước bọt khi quan hệ bằng miệng với người bị HIV nếu bạn tình làm phóng tinh dịch vào miệng, tinh dịch này có thể thẩm thấu qua vết thương hở trong khoang miệng rồi đi vào máu. Tuy vậy, việc quan hệ tình dục bằng đường miệng với người nhiễm HIV vẫn có nguy cơ lây bệnh thấp hơn so với quan hệ bằng đường hậu môn, đường âm đạo.

Các yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV khi quan hệ bằng đường miệng:

  • Vị trí quan hệ: Nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường nước bọt tùy thuộc vào người mang virus là người cho hay nhận khi quan hệ bằng đường miệng. Trường hợp người nhiễm HIV là người nhận thì nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình sẽ cao nếu trong miệng của họ có vết thương hở mặc dù nước bọt có enzyme trung hòa các loại virus.
  • Tải lượng virus: Nguy cơ nhiễm HIV sẽ cao hơn nếu người bệnh có tải lượng virus trong cơ thể tăng cao. Số lượng virus trong cơ thể càng cao thì nguy cơ lây bệnh cho bạn tình càng cao.
  • Sự phóng tinh: Trong quá trình quan hệ bằng miệng, quá trình xuất tinh có thể gây nhiễm bệnh cho bạn tình. Tuy nhiên, trong trường hợp phóng tinh đơn thuần thì nguy cơ lây nhiễm HIV không quá cao.
  • Vết loét, vết thương: Vết thương trong âm đạo, hậu môn, khoang miệng, lưỡi là một yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV cho bạn tình qua quan hệ tình dục bằng đường miệng.
  • Kinh nguyệt: Các tế bào niêm mạc tử cung mang virus có thể bong ra trong thời kỳ hành kinh, nếu miệng vô tình tiếp xúc với chất dịch hay máu chứa tế bào mang virus có nguy cơ nhiễm bệnh.
  • Viêm niệu đạo: Tình trạng này làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV khi quan hệ tình dục bằng đường miệng.
hiv-co-lay-qua-nuoc-bot-khong-lam-the-nao-de-giam-nguy-co-lay-nhiem-benh 3 HIV có lây qua nước bọt không là thắc mắc của nhiều người

Làm thế nào để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh khi quan hệ bằng miệng?

Bạn có thể hạn chế thấp nhất có thể nguy cơ lây nhiễm bệnh khi quan hệ tình dục bằng miệng bằng các cách sau đây:

  • Khi quan hệ có thể sử dụng thêm chất bôi trơn để làm hạn chế việc ma sát nhiều dễ gây nên các vết rách làm tăng thêm nguy cơ lây nhiễm HIV. Cần lưu ý không nên sử dụng các chất bôi trơn chứa gốc dầu như baby oil hay vaseline.
  • Sử dụng các biện pháp phòng tránh như màng chắn miệng, bao cao su khi quan hệ bằng miệng. Bao cao su chắc hẳn ai cũng đã biết thậm chí rất quen thuộc. Còn màng chắn miệng bản chất là những miếng silicon hay cao su hình vuông được đặt vào miệng, âm đạo hay hậu môn để quan hệ tình dục diễn ra an toàn hơn.
  • Nếu miệng hay lưỡi bạn đang có vết rách, vết loét thì tuyệt đối không quan hệ tình dục bằng đường miệng. Bởi đây chính là yếu tố chính làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh HIV.
  • Cũng không nên sử dụng răng trong quá trình quan hệ vì có thể làm xuất hiện các vết thương hở. Điều này làm tăng nguy cơ tiếp xúc với máu của người nhiễm HIV, từ đó làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh.
  • Thường xuyên tới các cơ sở uy tín kiểm tra sức khỏe của bản thân. Tuân thủ chỉ định xét nghiệm hay sử dụng thuốc của bác sĩ để đảm bảo bạn không bị nhiễm HIV cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Trong trường hợp phát hiện sớm bệnh, bạn cần có biện pháp tránh giúp bảo vệ sức khỏe cho bạn tình.
  • Trường hợp bạn hay bạn tình bị nhiễm HIV, cần hạn chế quan hệ tình dục bằng miệng cũng như các hình thức quan hệ tình dục khác, bởi quan hệ tình dục càng nhiều, nguy cơ lây nhiễm bệnh càng cao.
hiv-co-lay-qua-nuoc-bot-khong-lam-the-nao-de-giam-nguy-co-lay-nhiem-benh 4 Sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ giúp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn trả lời được thắc mắc “HIV có lây qua nước bọt không?” cũng như làm thế nào để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh khi quan hệ bằng đường miệng. Bạn nên tìm hiểu các biện pháp phòng tránh để bảo vệ sức khỏe của bạn thân cũng như sức khỏe của bạn tình. Chúc bạn nhiều sức khỏe và đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết của Nhà Thuốc Long Châu nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin