Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe da liễu, hiện tại đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩNguyễn Văn Tường
Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe da liễu, hiện tại đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.
Candida albicans là một loại nấm lưỡng hình khu trú không triệu chứng trên niêm mạc miệng. Ước tính khoảng 50% trường hợp người lớn khỏe mạnh có sự hiện diện của loài nấm này ở đường miệng. Trẻ sơ sinh và người lớn tuổi có hệ miễn dịch yếu, người đang mắc bệnh lý gây suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch có khả năng mắc bệnh nấm miệng rất cao. Nấm miệng khiến bệnh nhân gây khó khăn khi nhai nuốt, chán ăn, mất ngon miệng và dẫn đến sụt cân, suy nhược cơ thể nên cần chú ý theo dõi và điều trị ngay khi phát hiện bệnh.
Nấm miệng (còn được gọi là nấm Candida miệng) là tình trạng nấm Candida albicans tích tụ trên niêm mạc miệng. Candida là một vi nấm ký sinh bình thường trong miệng nhưng khi điều kiện thuận lợi, nó có thể phát triển quá mức và gây ra các triệu chứng.
Nấm miệng gây ra các tổn thương màu trắng kem, thường trên lưỡi hoặc má trong, gây đau rát, chảy máu khi đánh răng hay cạo mạnh. Đôi khi nấm miệng có thể lan đến vòm miệng, nướu hoặc amidan hoặc phía sau cổ họng.
Trẻ em và người lớn
Ban đầu có thể không nhận thấy các triệu chứng của nấm miệng. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:
Trong những trường hợp nghiêm trọng, thường liên quan đến ung thư hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu do HIV/AIDS, các tổn thương có thể lan xuống thực quản - một ống gây viêm thực quản do nấm Candida. Nếu điều này xảy ra, bệnh nhân có thể bị khó nuốt và đau hoặc cảm thấy như thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng.
Trẻ sơ sinh và bà mẹ cho con bú
Ngoài các tổn thương miệng màu trắng đặc biệt, trẻ sơ sinh có thể khó bú hoặc quấy khóc, cáu kỉnh và truyền bệnh cho mẹ khi cho con bú.
Phụ nữ có vú bị nhiễm nấm Candida có thể gặp các dấu hiệu và triệu chứng sau:
Nấm miệng hiếm khi là một vấn đề đối với trẻ em và người lớn khỏe mạnh.
Đối với những người bị suy giảm khả năng miễn dịch, như sau khi điều trị ung thư hoặc mắc HIV/AIDS, bệnh nấm miệng có thể nghiêm trọng hơn. Nấm miệng không được điều trị có thể lan đến thực quản hoặc các bộ phận khác của cơ thể gây nhiễm trùng Candida toàn thân nghiêm trọng.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Vi nấm gây nấm miệng phổ biến nhất là loài Candida albicans.
Thông thường, hệ thống miễn dịch hoạt động để đẩy lùi các sinh vật xâm nhập có hại, chẳng hạn như virus, vi khuẩn và nấm, đồng thời duy trì sự cân bằng giữa vi khuẩn "tốt" và "xấu" thường cư trú trong cơ thể. Khi hệ miễn dịch bị suy giảm do các tác nhân bên ngoài (virus, vi khuẩn, hóa chất...), bệnh lý hoặc thuốc, số lượng nấm tăng lên không kiểm soát và dẫn đến tình trạng nhiễm trùng miệng tiếp tục diễn ra.
1. https://www.cdc.gov/fungal/diseases/candidiasis/thrush/index.html
2. https://suckhoedoisong.vn/dau-hieu-mac-benh-nam-luoi-va-cach-dieu-tri-169211114210024619.htm
3. https://suckhoedoisong.vn/nam-mieng-va-bien-chung-16996970.htm
4. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/oral-thrush/diagnosis-treatment/drc-20353539
Nấm miệng thường do nấm Candida albicans gây ra và có thể phát triển do hệ miễn dịch yếu, sử dụng kháng sinh lâu dài, tiểu đường, khi dùng thuốc corticosteroid, răng giả không sạch, hoặc thiếu dinh dưỡng. Nếu nghi ngờ bị nấm miệng, hãy tham khảo bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
Nấm miệng (Candida) không lây qua tiếp xúc thông thường. Tuy nhiên, nó có thể lây lan trong các điều kiện nhất định, chẳng hạn như qua việc chia sẻ dụng cụ ăn uống hoặc nếu tiếp xúc với môi trường có chứa nấm. Nó thường phát triển trong các tình trạng làm suy yếu hệ miễn dịch hoặc gây mất cân bằng vi khuẩn.
Xem thêm chi tiết: Nấm miệng có lây không?
Nấm miệng thường không nguy hiểm và có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc chống nấm. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, nó có thể gây khó chịu, đau miệng và ảnh hưởng đến khả năng ăn uống. Đối với những người có hệ miễn dịch yếu hoặc mắc bệnh nghiêm trọng, nấm miệng có thể gây biến chứng nghiêm trọng hơn và cần điều trị kịp thời.
Xem thêm chi tiết: Nấm miệng có nguy hiểm không?
Khi bị nấm miệng, bạn có thể bôi các loại thuốc chống nấm sau: Nystatin dạng gel, Clotrimazole dạng viên ngậm, Miconazole dạng gel bôi hoặc viên ngậm. Bên cạnh đó có nước súc miệng chứa Chlorhexidine cũng có thể giúp kiểm soát nấm Candida.
Xem thêm chi tiết: Nấm miệng bôi thuốc gì để nhanh khỏi?
Để phòng ngừa nấm miệng, bạn cần duy trì vệ sinh răng miệng tốt với việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày, kiểm tra và làm sạch răng giả thường xuyên, thăm khám nha sĩ định kỳ, kiểm soát lượng đường trong máu nếu bị tiểu đường. Đồng thời việc hạn chế thức ăn chứa đường và điều trị nhiễm trùng nấm âm đạo kịp thời cũng giúp dự phòng ngừa nấm miệng hiệu quả.
Hỏi đáp (0 bình luận)