Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Học ngay 4 cách bế trẻ sơ sinh khi đi xe máy an toàn nhất

Ngày 11/03/2022
Kích thước chữ

Với những quãng đường ngắn, trẻ sơ sinh thường được cha mẹ cho di chuyển bằng xe máy. Tuy nhiên, cách bế trẻ sơ sinh khi đi xe máy như thế nào để an toàn và thuận tiện khi di chuyển thì không phải ai cũng nắm rõ.

Xe máy là phương tiện giao thông phổ biến ở Việt Nam với ưu điểm nhỏ gọn, tiết kiệm chi phí và linh hoạt khi sử dụng. Với sự tiện lợi và nhanh gọn, cha mẹ sẽ có rất nhiều lúc sử dụng xe máy khi cần đưa trẻ đi chơi, đi tiêm, đi học, đi thăm gia đình... Tuy nhiên, di chuyển bằng xe máy thường có nhược điểm là không thể ngăn tình trạng tiếp xúc với gió, bụi, ánh nắng mặt trời và dễ gặp nguy hiểm hơn. Đặc biệt là khi cho trẻ sơ sinh đi xe máy.

Học ngay 4 cách bế trẻ sơ sinh khi đi xe máy an toàn nhất

Xe máy là phương tiện di chuyển của hầu hết gia đình người Việt

Cần chuẩn bị gì cho trẻ sơ sinh khi đi xe máy

Nếu trường hợp bất khả kháng không thể cho bé đi bằng phương tiện an toàn hơn như oto, mẹ vẫn có thể cho trẻ sơ sinh đi xe máy, chỉ cần đảm bảo an toàn, che chắn cẩn thận và học cách bế trẻ sơ sinh khi đi xe máy chuẩn.

Đi xe máy trẻ sẽ phải tiếp xúc với không khí bụi bặm, gió mạnh nên trẻ rất dễ ốm. Vì thế, việc đầu tiên mẹ cần làm khi cho trẻ di chuyển bằng xe máy là chuẩn bị thật kỹ các vật dụng cần thiết che nắng, che mưa như:

  • Khăn choàng, chăn ủ: Dù vào mùa đông hay mùa hè thì việc giữ ấm cho bé khi đi xe máy là vô cùng quan trọng. Với mùa hè mẹ chỉ cần chuẩn bị khăn choàng mỏng có mũ, nên mua loại khăn choàng không tay độ dài vừa đủ phủ kín đến chân bé. Nếu di chuyển trong thời tiết lạnh, mẹ nên sử dụng chăn ủ thật ấm để tránh trẻ nhiễm lạnh có thể gây viêm phổi.
  • Khăn voan: Một chiếc khăn voan phủ mặt có thể giúp giảm bớt lượng bụi bẩn trong không khí và gió tạt vào mặt trẻ. Lưu ý nên chọn loại khăn đảm bảo chất lượng, mỏng nhẹ để không làm ảnh hưởng thị lực và khiến bé khó thở.
  • Mũ đội đầu.
  • Bao tay, tất chân giúp giữ ấm tay chân cho trẻ. Đây là 2 bộ phận cực kỳ quan trọng và dễ bị lạnh nhất khi di chuyển bằng xe máy nên mẹ cần giữ gìn cẩn thận.
  • Kính mắt: Không khí ngoài đường phố chứa rất nhiều bụi bẩn, đặc biệt là ở nội thành. Vì thế, một chiếc kính mắt sẽ bảo vệ đôi mắt trẻ tốt hơn. Nhưng phải đảm bảo kích thước phù hợp với độ tuổi của trẻ.
  • Khẩu trang giúp trẻ không hít phải bụi và gió lạnh.
  • Một số vật tránh tà như dao, tỏi, vòng dâu…giúp trẻ không bị quấy nhiễu khi đi ra ngoài đường hoặc đi qua những nơi đất dữ.

4 cách bế trẻ sơ sinh khi đi xe máy

Ngoài những đồ cần chuẩn bị trên, cách bế trẻ khi ngồi xe cũng cần đúng kỹ thuật để trẻ luôn được thoải mái, không quấy khóc trong suốt quá trình di chuyển và đảm bảo an toàn tối đa. Dưới đây là một số tư thế bế trẻ sơ sinh khi ngồi xe máy mẹ có thể tham khảo.

Học ngay 4 cách bế trẻ sơ sinh khi đi xe máy an toàn nhất 2

Cách bế trẻ sơ sinh khi đi xe máy an toàn không phải ai cũng biết

Bế ngửa

Cách bế trẻ sơ sinh khi đi xe máy này phù hợp với các bé mới sinh hoặc chưa biết ngồi. Đây cũng là tư thế an toàn và dễ thực hiện nhất. Sau khi trang bị đầy đủ quần áo giữ ấm, đồ bảo vệ và che chắn cẩn thận cho trẻ, mẹ hãy bế trẻ và ngồi trên xe ở tư thế bé nằm ngửa sao cho trẻ áp sát vào người mẹ và người phía trước. Lưu ý, mẹ nên ôm chặt trẻ bằng 2 tay trong suốt quá trình di chuyển, và để ý áo choàng, khăn voan để tránh khăn quấn vào bánh xe gây nguy hiểm.

Ưu điểm của cách bế này là 2 tay của mẹ ôm trọn cơ thể bé nên sẽ ít chịu tác động của bên ngoài khi xe đi vào cung đường xóc hoặc ổ gà.

Bế vác

Ngoài cách bế ngửa, mẹ có thể đổi sang tư thế bế vác bằng cách cho trẻ áp sát ngực, phần đầu dựa vào vai mẹ để bé thoải mái nhìn ngắm đường phố nhé. Tư thế này có ưu điểm là bé quan sát được mọi thứ, không lo buồn chán và hạn chế gió tạt thẳng vào mặt. Tuy nhiên cũng có nhược điểm chính là vấn đề an toàn và không phải bé nào cũng áp dụng được. Khi bế vác trẻ ở độ cao như vậy mẹ rất khó giữ thăng bằng và khó xử lý khi có sự cố bất ngờ.

Học ngay 4 cách bế trẻ sơ sinh khi đi xe máy an toàn nhất 1

Bế vác khi đi xe máy giúp trẻ quan sát xung quanh và tránh gió phía trước

Cho bé ngồi giữa

Trẻ thường buồn ngủ và có thể ngủ gật khi đi xe máy, vì thế khi cho trẻ ngồi giữa mẹ hãy dùng chân kẹp chặt 2 bên đồng thời dùng tay ôm nhẹ vào eo bé, để bé ngả nhẹ vào bụng mẹ. Với các bé nhỏ mới biết ngồi mẹ hãy đệm một chiếc gối vào giữ yên xe cho bé ngồi và áp dụng cách bế trẻ sơ sinh khi đi xe máy bằng tư thế ôm vò rượu.

Sử dụng địu bé khi đi xe máy

Những tư thế này áp dụng khi có người cầm lái ở phía trước, còn đối với những trường hợp chỉ có mẹ nhưng bắt buộc phải đưa trẻ đi tiêm phòng, thì hãy nghĩ ngay đến công cụ hỗ trợ đắc lực như địu ghế ngồi xe máy…

Mẹ có thể áp dụng những cách bế trẻ sơ sinh khi đi xe máy bằng cách sử dụng địu khi chỉ có một mình. Nhưng để đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển, hãy lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không nên địu bé quá gần tay lái, vừa gây khó khăn cho người điều khiển xe vừa nguy hiểm nếu xảy ra va chạm. Hãy giữ khoảng cách an toàn giữa bé và tay lái.
  • Nên cho trẻ quay mặt vào người mẹ khi địu phía trước để tránh gió, tránh bụi.
  • Hãy chọn những chiếc địu dễ dàng khi đưa bé ra nhưng vẫn đảm bảo an toàn khi di chuyển.
  • Luôn đảm bảo bé được thở thoải mái nhất.
  • Chọn địu đảm bảo tiêu chất về chất lượng và kích thước.
  • Mỗi chiếc địu chỉ sử dụng cho một em bé. Nếu bạn có bé sinh đôi hãy mua địu song sinh.
  • Trước khi di chuyển, kiểm tra cẩn thận tư thế ngồi xem bé có thoải mái hay không, cài chốt an toàn chưa.

Mặc dù xe máy là phương tiện di chuyển không được khuyến cáo cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên mẹ vẫn có thể đi chơi, đi dạo khoảng cách gần với 4 cách bế trẻ sơ sinh khi đi xe máy an toàn được bật mí trong bài viết này.

Ly Ly

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin