Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hội chứng rậm lông không phải một bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng tăng trưởng quá mức của lông trên cơ thể lại là một vấn đề thẩm mỹ và ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người mắc. Tìm hiểu những thông tin cần thiết về hiện tượng này có thể giúp bạn sớm có hướng cải thiện và chữa trị kịp thời, hạn chế sự phát triển mất kiểm soát của lông trên cơ thể.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rậm lông có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố. Trong đó, phổ biến nhất là: Rối loạn hormone, gen di truyền hay ảnh hưởng của một số loại thuốc.
Trên cơ thể, số lượng lông - tóc phần lớn được quyết định bởi yếu tố di truyền. Điều này dẫn tới đặc điểm khác biệt về độ dày, màu sắc và sự phân bố lông trên cơ thể mỗi người. Tuy nhiên, hội chứng rậm lông là một tình trạng bệnh học, hậu quả của sự kích thích và dư thừa quá mức hormone androgen (chủ yếu là testosterone). Rậm lông có thể xuất hiện ở cả nam và nữ giới.
Ở những người mắc hội chứng này, lông và tóc sẽ tăng trưởng và phát triển theo hướng không mong muốn. Khu vực bị ảnh hưởng có thể là khắp cơ thể hoặc chỉ những vị trí bình thường không nhạy cảm với androgen. Lông thường phát triển dày ở những vùng như tóc mai, cằm, ngực, xung quanh núm vú, lưng, đùi… Hội chứng rậm lông có thể xuất hiện ngay lúc mới sinh hoặc trong đời sống sau đó.
Hội chứng rậm lông có mối quan hệ mật thiết với hormone trong cơ thể
Lông trên cơ thể người bị rậm lông thường trở nên cứng, tối màu và xuất hiện nhiều vị trí, kể cả những nơi thường ít có lông (chủ yếu là mặt, lưng và ngực). Chứng rậm lông do nồng độ androgen tăng quá cao quá mức thường kèm theo các dấu hiệu phát triển theo thời gian bao gồm:
Bác sĩ sẽ dựa trên bệnh sử và thăm khám lâm sàng để tìm ra nguồn gốc của rối loạn androgen. Điều quan trọng cần biết là:
Tùy tình trạng mỗi người, các bác sĩ sẽ có hướng tiếp cận và tiến hành thêm các cận lâm sàng cần thiết khác nhau. Đôi khi cần thực hiện xét nghiệm máu và nước tiểu nhằm xác định nồng độ của một số hormone nhất định trong cơ thể. Bên cạnh đó, có thể cho người bệnh siêu âm hay chụp cắt lớp vi tính (CT-Scan).
Chứng rậm lông được chẩn đoán qua thăm khám lâm sàng
Việc điều trị chứng rậm lông cơ bản sẽ dựa trên bốn yếu tố chính: Điều trị bệnh căn nguyên (nếu có); giảm cân nếu thừa cân, béo phì; liệu pháp hormone và loại bỏ lông không mong muốn. Tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến sự gia tăng nồng độ hormone nam hay, các phương pháp vật lý hoặc sử dụng thuốc sẽ được lựa chọn để điều trị và loại bỏ phần lông không mong muốn.
Các biện pháp cơ học thường được sử dụng gồm: Nhổ, cạo và wax lông bằng sáp phủ hoặc biện pháp hoá học như bôi thuốc tẩy lông nhằm làm nhũn các sợi lông, khiến chúng tróc khỏi da.
Ưu điểm: Rẻ tiền, có thể tự thực hiện tại nhà dễ dàng.
Khuyết điểm: Lông vẫn tiếp tục mọc lại sau thời gian ngắn, thậm chí có xu hướng mọc nhiều, rậm và sậm màu hơn. Da có thể bị kích ứng khi dùng biện pháp tẩy lông hoá học.
Phương pháp áp dụng nhằm hủy nang lông qua 3 cơ chế: Cơ học, nhiệt và hoá - quang. Sử dụng ánh sáng xung mạnh hoặc laser tác động sâu đến các nang lông dưới da, ức chế sự sinh trưởng của lông ngay từ mầm nhú.
Ưu điểm: Hiệu quả triệt lông lâu dài, lông không có khả năng mọc lại sau rất nhiều năm hoặc vĩnh viễn.
Khuyết điểm: Đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí, giá thành cao. Bạn phải thực hiện triệt lông từ 3 - 10 lần, cách nhau 2 - 8 tuần mới kết thúc liệu trình và có hiệu quả tẩy lông mong muốn.
Biện pháp nói trên phù hợp cho lông ở những vùng phơi bày. Với khu vực lông mọc ở diện tích rộng và số lượng nhiều như trên thân hay mặt trong đùi thì không phù hợp vì rất tốn kém.
Nếu nguyên nhân rậm lông liên quan sự gia tăng nồng độ androgen, liệu pháp hormone có thể được cân nhắc. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể ngăn chặn sự phát triển lông mới, với các lông sẵn có thì vẫn phải áp dụng các biện pháp tẩy lông mới hiệu quả.
Triệt lông vĩnh viễn là cách điều trị được áp dụng nhiều đối với người bị rậm lông
Các loại thuốc có thể được bác sĩ kê đơn điều trị chứng rậm lông gồm: Thuốc kháng androgen, thuốc tránh thai đường uống hoặc kem tẩy lông… Thuốc có công dụng làm gián đoạn một hay nhiều bước trong tiến trình biểu hiện rậm lông, ức chế tăng sinh và tác động của androgen, từ đó làm chậm tăng trưởng lông.
Bạn có thể kiểm soát tình trạng rậm lông của mình nhờ các lưu ý sau:
Thay đổi thói quen sinh hoạt cũng giúp hạn chế diễn tiến bệnh rậm lông
Rậm lông là tình trạng lông phát triển quá mức trên cơ thể do nhiều nguyên nhân gây ra (bệnh lý hay chỉ là đáp ứng sinh lý). Để xác định cụ thể tình trạng, căn nguyên gây bệnh và điều trị đúng hướng nên tìm gặp bác sĩ hoặc chuyên gia để được thăm khám. Hãy đảm bảo rằng bạn đã tìm hiểu kỹ những phương pháp điều trị trước khi tiến hành, từ đó giảm thiểu lo lắng và có quyết định đúng đắn để sớm cải thiện chứng rậm lông của bản thân.
Minh QA
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.