Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Người cao tuổi

Hội chứng sợ kim tiêm là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày 30/11/2022
Kích thước chữ

Hội chứng sợ kim tiêm hay có tên gọi Aichmophobia hoặc Belonephobia được biết đến trong y học như một nỗi ám ảnh về kim tiêm và những vật sắc nhọn tương tự. Đồng thời còn là sự sợ hãi cực đoan với những thủ tục y tế liên quan đến tiêm chích. Sau đây, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.

Hội chứng sợ kim tiêm là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người có xu hướng né tránh tiêm vacxin, truyền dịch, lấy máu và thuốc qua đường tĩnh mạch. Tuy nhiên, hội chứng này có thể được kiểm soát bằng các liệu pháp tâm lý trong y học.

Hội chứng sợ kim tiêm là gì?

Hội chứng sợ kim tiêm hay còn gọi là Trypanophobia hoặc Belonephobia. Những người mắc phải hội chứng này sẽ có các nỗi sợ dữ dội, sự ám ảnh phi lý về kim tiêm. Bởi vì nỗi sợ đó quá lớn đã dẫn đến trường hợp người bệnh từ chối tiêm ngừa, gây mê hay truyền dịch qua đường tĩnh mạch và lựa chọn dùng thuốc uống.

Hội chứng sợ kim tiêm sẽ đi kèm với một số nỗi sợ về các thủ thuật y tế như sợ máu, bệnh viện, phẫu thuật và uống thuốc. Bên cạnh đó, người mắc phải hội chứng sợ vật nhọn (Aichmophobia) có thể phát triển thành chứng sợ kim tiêm (Trypanophobia). Tuy nhiên, những người sợ kim không hẳn sợ hãi các vật nhọn như kéo, dao, bút,…

Vào năm 1994 trong DSM-5 (Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần), hội chứng sợ kim tiêm đã được ông nhận là rối loạn ám ảnh. Thống kê cho thấy, khoảng 16% dân số Hoa Kỳ phải đối mặt với hội chứng sợ kim tiêm và 7% trường hợp từ chối tiêm chủng vì bị nỗi sợ chi phối.

Hội chứng sợ kim tiêm cần được chữa trị kịp thời bởi những ảnh hưởng lâu dài đối với sức khỏe con người. Một số trường hợp, nỗi sợ này có thể thuyên giảm khi bạn trưởng thành, tuy nhiên các bác sĩ khuyến khích hãy điều trị vì trẻ nhỏ cần được tiêm vacxin, đồng thời can thiệp thủ thuật y tế khi cần.

Hội chứng sợ kim tiêm là gì? Nguyên nhân và cách điều trị 1 Hội chứng có những nỗi sợ dữ đội, phi lý về kim tiêm

Nguyên nhân của hội chứng sợ kim tiêm

Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể dẫn đến rối loạn ám ảnh sợ hãi và hội chứng sợ kim tiêm. Tuy nhiên, một số yếu tố đã được xác định nhằm góp phần xác định nỗi sợ, ám ảnh quá mức về hội chứng này:

  • Di truyền: Hội chứng sợ kim tiêm và sợ máu liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền. Tuy nhiên cũng theo các chuyên gia, hội chứng này ít liên quan đến di truyền mặt sinh học mà chủ yếu do trẻ học theo phản ứng của bố mẹ, người thân. Do đó, nếu các thành viên trong đình mắc phải hội chứng sợ kim tiêm thì trẻ em cũng sẽ ám ảnh, sợ hãi khi thấy kim tiêm.
  • Sự kiện trong quá khứ: Một nỗi sợ vô lý có thể liên quan đến những sự kiện bạn từng gặp trong quá khứ như dị ứng kim tiêm, gặp phải tình trạng gãy kim tiêm,… Từ đó khiến cho hạch bệnh nhân trong não bộ nhạy cảm quá mức với kim tiêm dẫn đến nỗi sợ hãi và ám ảnh cực đoan.
  • Quá trình tiến hóa: Các vật sắc nhọn có thể gây chảy máu, trầy xước. Vì vậy, gen biến đổi trong một số người sẽ có khả năng nhận thức được mối nguy hiểm từ kim tiêm.
  • Quá mẫn cảm với cơn đau: Khả năng chịu đau sẽ có nhiều sự khác biệt ở mỗi cá thể và có một số người quá mẫn cảm. Những bạn gặp phải tình trạng này, nguy cơ cao mắc phải hội chứng sợ kim tiêm, sợ phẫu thuật.
  • Phản xạ thần kinh phế vị: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng ngất xỉu. Bởi khi nhìn thấy máu, kim tiêm thì phản ứng này bắt đầu được kích hoạt. Cơ thể sẽ giãn mạch dẫn đến tụt huyết áp hoặc chậm nhịp tim.
  • Một số yếu tố khác: Hội chứng sợ kim tiêm còn liên quan đến một số yếu tố khác như tính cách bi quan, lo lắng, tiêu cực và quá nhạy cảm,…
Hội chứng sợ kim tiêm là gì? Nguyên nhân và cách điều trị 2 Hội chứng sợ kim tiêm có thể bắt nguồn từ yếu tố di truyền

Biểu hiện hội chứng sợ kim tiêm

Những người mắc phải hội chứng sợ kim tiêm sẽ có một số biểu hiện sau:

  • Ít khi đề cập đến kim tiêm hay những thủ thuật y tế.
  • Luôn cảm thấy sợ hãi, lo lắng khi ai đó đề cập về kim tiêm.
  • Cảm thấy hoảng sợ, lo lắng khi bản thân nghĩ đến việc phải tiêm vacxin, lấy máu,…
  • Cố gắng né tránh các trường hợp liên quan đến kim tiêm như tiêm chủng, dùng thuốc uống thay vì tiêm,…
  • Thậm chí, một số người còn sợ đến bệnh viện và phòng khám vì sợ phải nhìn thấy kim tiêm.
Hội chứng sợ kim tiêm là gì? Nguyên nhân và cách điều trị 3 Người bệnh có biểu hiện cố gắng né tránh mỗi khi tiêm chích, lấy máu

Cách điều trị hội chứng sợ kim tiêm

Hội chứng sợ kim tiêm được điều trị giống như các rối loạn lo ám ảnh khác. Trong đó, phương pháp trị liệu tâm lý và thuốc được xem là biện pháp hỗ trợ chính. Cụ thể:

Liệu pháp tâm lý

Đây chính là phương pháp tối ưu nhất dành cho những người mắc phải rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi và hội chứng sợ kim tiêm. Liệu pháp giúp người bệnh giảm sự sợ hãi phi lý và bình thường hóa mỗi khi lấy máu, tiêm ngừa. Ngoài ra, cách này cũng có thể giải tỏa tâm lý, xây dựng thói quen tốt, đồng thời củng cố nhận thức đúng đắn hơn về kim tiêm.

Sử dụng thuốc

Nếu như bệnh nhân quá hoảng loạn, lo sợ về kim tiêm thì bác sĩ sẽ xem xét đến việc dùng thuốc. Ngoài ra, thuốc cũng là một trong những liệu pháp hỗ trợ tối ưu giúp cải thiện chứng trầm cảm hay rối loạn lo âu.

Một số loại thuốc dành cho người mắc phải hội chứng sợ kim tiêm là: Thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chẹn beta.

Vừa rồi là những thông tin chi tiết về hội chứng sợ kim tiêm được Nhà thuốc Long Châu tổng hợp và đánh giá. Hy vọng qua bài viết trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như tìm ra phương pháp cải thiện hiệu quả nhất nhé. 

Minh Hạnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin