Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong cuộc sống có những tình huống bất trắc có thể xảy ra, nếu chẳng may có những tổn thương liên quan đến vùng đầu nhiều người thắc mắc chấn thương sọ não có nguy hiểm không?
Bộ não là trung tâm cho mọi chức năng của cơ thể kể cả những hoạt động có ý thức và những hoạt động vô thức. Đồng thời bộ não cũng điều khiển suy nghĩ, lời nói, nhận thức và cảm xúc. Vì thế khi bị những tai nạn, va chạm đến vùng đầu nhiều người thắc mắc chấn thương sọ não có nguy hiểm không và những ảnh hưởng của chấn thương sọ não đến sức khỏe của người bệnh.
Chấn thương sọ não có nguy hiểm không? Câu trả lời là có, vì bộ não là trung tâm điều khiển các hoạt động, cảm xúc của cơ thể, nếu chẳng may bộ phận này có tổn thương thì sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Chấn thương sọ não có nguy hiểm không còn kèm theo những triệu chứng như:
Quan trọng bậc nhất là sự hình thành bọc máu tụ nội sọ do nhiều điểm hoại tử não hợp thành hoặc do đứt rách những động mạch lớn do chấn thương quá mạnh. Các khối máu tụ này có thể khu trú ở nhiều vùng của não. Tùy theo mức độ chấn thương, máu tụ có thể tập trung ở dưới màng cứng, trong não, trong não thất, dưới lều tiểu não. Trong đó, máu tụ trong não thất là một hậu quả nặng nề của chấn thương sọ não. Khi bị vỡ, đứt các mạch máu lớn, máu tràn vào các não thất đến mức nặng là “lụt não thất” cũng thường xảy ra trong trường hợp xuất huyết não trong đột quỵ mạch máu não.
Có hai loại phù não là phù não do căn nguyên mạch và do nhiễm độc tế bào. Trong các hậu quả của chấn thương sọ não, phù não là biến chứng phổ biến nhất và nguy hại nhất, đe dọa tính mạng nạn nhân.
Trường hợp phù não nặng sẽ gây nên thoát vị não. Phù não chèn ép quá mạnh gây nên tình trạng một phần của não bị đẩy ra, chui vào các khoang, khe, lỗ hở, đặc biệt nguy hiểm nhất là thể thoát vị não tại lỗ lớn của xương chẩm gây chèn ép hành tủy, nơi có “nút sống” là trung tâm chi phối hô hấp và tim mạch. Do đó, thoát vị não lỗ chẩm là một nguy cơ tử vong trong giây phút nếu không được phát hiện sớm và xử trí tại chỗ kịp thời.
Tất cả những biến chứng của chấn thương sọ não, trong đó có vai trò quan trọng của phù não đã dẫn đến hội chứng tăng áp lực nội sọ với ba triệu chứng chủ yếu: đau đầu (cảm giác đau theo nhịp mạch đập, đau giật hay đau như nổ tung đầu. Đau với cường độ ngày càng tăng lên làm bệnh nhân kêu rên, la hét); nôn mửa do tăng áp lực nội sọ chèn ép các nhân dây thần kinh sọ não; phù đĩa thị hay phù gai thị.
Tại vùng thiếu máu não sẽ phát sinh những “ổ thiếu máu” kể cả trong trường hợp thiếu máu não không do chấn thương (thiếu máu não tạm thời hoặc vĩnh viễn, nhồi máu não…). Ở thiếu máu não sẽ hình thành ba vùng: vùng thiếu máu não quá mức sẽ xuất hiện vùng não hoại tử, không hồi phục; vùng bán ảnh là vùng nhu mô não cũng bị thiếu máu tương đối nặng nhưng chưa đến mức hoàn toàn bị hủy hoại, vẫn còn khả năng hồi phục; vùng não nguyên lành, vùng này có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là vùng gần mạng lưới động mạch, có nhiều khả năng nhận và chuyển tiếp máu “ứng cứu” cho tế bào não tại vùng bán ảnh.
Chấn thương sọ não có nguy hiểm không, câu trả lời là có. Ngoài ra, chấn thương sọ não còn để lại những hậu quả khôn lường.
Sau chấn thương sọ não kín vẫn có thể xảy ra chảy máu não với những ổ máu tụ nhỏ và vừa, rải rác ở nhiều vùng của não. Diễn biến bệnh lặng lẽ nhưng vẫn có thể phát sinh biến chứng không kém nguy hiểm nên phải theo dõi chặt chẽ. Sau chấn thương, bệnh nhân tỉnh táo, không có rối loạn ý thức nhưng sau một thời gian ngắn lại đi vào hôn mê. Người ta gọi đấy là “khoảng tỉnh” chứng tỏ chảy máu não lại tái phát hoặc xuất phát từ những ổ đụng giập não.
Là trường hợp chấn thương sọ não loại nhẹ nhất. Nạn nhân không mất ý thức, không có “khoảng tỉnh” nhưng không phải là hết hậu quả đáng lo ngại.
Ngay sau khi bị chấn thương sọ não, nạn nhân cần phải được cấp cứu kịp thời ở cơ sở y tế gần nhất để xử trí ban đầu, sau đó sẽ đưa đến chuyên khoa phẫu thuật thần kinh. Trong thời gian nằm viện, nạn nhân phải chịu đựng đau đớn tới mức thảm hại và phải chịu chi phí rất tốn kém. Đó là chưa kể đến để hạn chế mức độ tàn phế do di chứng tồn tại, bệnh nhân phải trải qua một quá trình điều trị phục hồi chức năng lâu dài nữa. Do vậy, để phòng tránh chấn thương sọ não không còn cách nào khác là người điều khiển xe phải thực hiện an toàn giao thông, tuân thủ nghiêm luật giao thông, đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, quan sát kỹ khi qua đoạn đường giao với đường sắt… đồng thời thực hiện an toàn lao động.
Chấn thương sọ não có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào mức độ chấn thương. Trường hợp chấn thương sọ não nhẹ, người bệnh chỉ bị đau đầu, choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, xây xước hoặc chảy máu nhẹ da đầu có thể chỉ cần theo dõi và uống thuốc điều trị các triệu chứng. Người bệnh nên nằm nghỉ nhiều để não bộ có thời gian ổn định và nghỉ ngơi. Trong 24 giờ đầu sau khi bị chấn thương, va đập, nếu người bệnh ngủ thì nên đánh thức 2 giờ/lần để kiểm tra tình trạng của người bệnh, phát hiện và kiểm soát các triệu chứng chấn thương sọ não.
Trường hợp bị chấn thương sọ não vừa và nặng, cần áp dụng nguyên tắc điều trị chấn thương sọ não như sau để chấn thương sọ não có nguy hiểm không được chữa trị kịp thời:
Chấn thương sọ não có nguy hiểm không? Câu trả lời đã được giảm đáp ở bài viết trên. Ngoài việc chú ý an toàn cho bản thân, bạn cũng nên trang bị thêm các kiến thức về sơ cấp cứu để kịp thời cứu nguy cho những ai chẳng may gặp phải những tai nạn bất trắc.
Bảo Hân
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.