Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Chấn thương sọ não bao lâu thì hồi phục? Các giai đoạn hồi phục

Ánh Vũ

13/03/2025
Kích thước chữ

Chấn thương sọ não là một trong những dạng chấn thương nghiêm trọng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Câu hỏi “chấn thương sọ não bao lâu thì hồi phục?” là một trong những thắc mắc thường gặp của nhiều người khi phải đối mặt với tình trạng này. Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến chấn thương sọ não và giải đáp thắc mắc trên ngay trong bài viết dưới đây.

Thời gian hồi phục sau chấn thương sọ não phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nghiêm trọng của chấn thương, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân trước đó và phương pháp điều trị được áp dụng. Trong bài viết này, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về vấn đề “chấn thương sọ não bao lâu thì phục hồi?”, các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian hồi phục sau chấn thương sọ não và những lưu ý quan trọng trong quá trình phục hồi để đạt được kết quả tốt nhất.

Chấn thương sọ não bao lâu thì hồi phục?

Chấn thương sọ não bao lâu thì hồi phục là một trong những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi chính bản thân họ là nạn nhân hoặc đang chăm sóc người thân đang bị chấn thương sọ não. Theo các chuyên gia y tế cho biết, không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi “chấn thương sọ não bao lâu thì hồi phục?”, bởi thời gian hồi phục của chấn thương sọ não phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Chấn thương sọ não là tình trạng tổn thương xảy ra khi lực tác động mạnh lên đầu, dẫn đến tổn thương não hoặc mô mềm xung quanh. Các loại chấn thương sọ não phổ biến bao gồm:

  • Chấn thương não kín: Lực tác động không làm vỡ xương sọ nhưng có thể gây ra chấn động hoặc tụ máu trong não.
  • Chấn thương não hở: Khi xương sọ bị vỡ và gây tổn thương trực tiếp đến mô não.

Chấn thương sọ não có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như mất ý thức, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và đôi khi có thể dẫn đến hôn mê hoặc tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chấn thương sọ não như:

  • Tai nạn giao thông;
  • Tai nạn lao động;
  • Tai nạn thể thao;
  • Tai nạn sinh hoạt
  • Bạo lực như xâm hại, đánh đập.
Chấn thương sọ não bao lâu thì hồi phục? Điều trị chấn thương sọ não như thế nào? 1
Chấn thương sọ não có thể xảy ra do tai nạn giao thông

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hồi phục sau chấn thương sọ não bao gồm:

  • Mức độ nghiêm trọng của chấn thương: Nếu chấn thương ở mức độ nhẹ thì khả năng hồi phục sẽ nhanh hơn.
  • Vị trí tổn thương: Mỗi một vùng não khác nhau sẽ có chức năng khác nhau. Do đó, khi xảy ra tổn thương ở các vùng khác nhau thì thời gian phục hồi cũng không giống nhau.
  • Độ tuổi: Thời gian phục hồi tổn thương ngắn hơn so với người già.
  • Sức khỏe toàn trạng trước chấn thương: Ở những người có tình trạng sức khỏe tốt trước khi gặp phải chấn thương sẽ phục hồi nhanh hơn.
  • Hiệu quả điều trị: Thời gian phục hồi sẽ được rút ngắn nếu người bệnh bị chấn thương được điều trị kịp thời và đúng cách.
  • Sự hợp tác của người bệnh: Việc tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị cũng như tích cực tham gia vào quá trình hồi phục cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian phục hồi.

Một số yếu tố khác có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục chấn thương sọ não, bao gồm:

  • Các biến chứng: Huyết khối, co giật, nhiễm trùng… có thể khiến quá trình hồi phục kéo dài hơn.
  • Tình trạng tâm lý: Lo âu, trầm cảm cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phục hồi chấn thương sọ não.
Chấn thương sọ não bao lâu thì hồi phục? Điều trị chấn thương sọ não như thế nào? 2
Chấn thương sọ não bao lâu thì hồi phục?

Các giai đoạn hồi phục sau chấn thương sọ não

Quá trình hồi phục sau chấn thương sọ não có thể được chia thành nhiều giai đoạn, tùy thuộc vào mức độ và tình trạng của bệnh nhân, cụ thể như sau:

  • Giai đoạn cấp tính: Là giai đoạn ngay sau khi xảy ra chấn thương sọ não. Các triệu chứng của chấn thương thường rất rõ rệt và cần được xử lý kịp thời.
  • Giai đoạn phục hồi chức năng: Sau khi tình trạng cấp tính ổn định, bệnh nhân sẽ bước vào giai đoạn phục chức năng. Lúc này, bệnh nhân có thể cần phải nghỉ ngơi hoàn toàn hoặc tập các bài tập nhẹ nhàng để cải thiện khả năng vận động, nhận thức, ngôn ngữ…
  • Giai đoạn ổn định: Giảm dần các triệu chứng bệnh, người bệnh có thể tái hòa nhập vào cuộc sống hàng ngày.

Điều quan trọng nhất của người bệnh bị chấn thương sọ não là cần được theo dõi và điều trị tích cực bởi đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, giàu chuyên môn. Từ đó, giúp tăng hiệu quả điều trị, tăng hiệu quả hồi phục cũng như hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Điều trị chấn thương sọ não như thế nào?

Việc điều trị kịp thời và đúng cách rất quan trọng để giảm thiểu những hậu quả xấu và tối ưu hóa khả năng hồi phục của bệnh nhân. Phương pháp điều trị chấn thương sọ não phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp, có thể bao gồm cả điều trị bảo tồn và điều trị phẫu thuật.

Dưới đây là các phương pháp phục hồi sau chấn thương sọ não, bao gồm:

Vật lý trị liệu

Mục tiêu của phương pháp này là cải thiện khả năng phối hợp, vận động, sức mạnh cơ bắp và giữ thăng bằng.

Người bệnh có thể thực hiện các bài tập như:

  • Tập đi;
  • Tập đứng;
  • Tập tăng cường cơ;
  • Bài tập phối hợp chân tay.
Chấn thương sọ não bao lâu thì hồi phục? Điều trị chấn thương sọ não như thế nào? 3
Vật lý trị liệu giúp cải thiện khả năng phối hợp cho bệnh nhân chấn thương sọ não

Ngôn ngữ trị liệu

Mục tiêu của phương pháp này là cải thiện khả năng đọc, nói, hiểu, viết và giao tiếp cho người bệnh.

Các bài tập được áp dụng cho người bệnh như:

  • Tập phát âm;
  • Tập đọc;
  • Tập đặt câu;
  • Tập viết;
  • Tham gia vào các hoạt động giao tiếp.

Tâm lý trị liệu

Mục tiêu của phương pháp tâm lý trị liệu là giúp người bệnh vượt qua các vấn đề tâm lý như lo âu, trầm cảm và thay đổi tính cách.

Các phương pháp được áp dụng như:

  • Tâm lý trị liệu cá nhân và nhóm;
  • Liệu pháp hành vi nhận thức.

Liệu pháp nghề nghiệp

Mục tiêu của phương pháp này là giúp cho người bệnh phục hồi được khả năng tự chăm sóc bản thân, làm được việc nhà và có thể làm việc.

Các phương pháp khác

Bên cạnh những phương pháp nêu trên, người bệnh có thể thực hiện thêm một số phương pháp sau đây để giúp phục hồi sức khỏe sau chấn thương sọ não như:

  • Châm cứu: Cải thiện tuần hoàn máu và giảm đau;
  • Xoa bóp: Giúp cơ bắp thư giãn và giảm căng thẳng;
  • Liệu pháp thực tế ảo: Hỗ trợ phục hồi chức năng nhận thức.

Cách giúp phục hồi sau chấn thương sọ não

Để quá trình phục hồi sau chấn thương sọ não diễn ra thuận lợi, bệnh nhân cần chú ý một số yếu tố quan trọng sau:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Nghỉ ngơi là yếu tố quan trọng giúp não bộ phục hồi. Người bệnh cần nghỉ ngơi hoàn toàn trong giai đoạn đầu và tránh các hoạt động thể chất căng thẳng.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe não bộ và hỗ trợ quá trình phục hồi. Các thực phẩm giàu omega-3, vitamin B, và chất chống oxy hóa sẽ rất tốt cho người bệnh.
  • Thực hiện các bài tập phục hồi chức năng: Sau khi triệu chứng giảm dần, bệnh nhân nên thực hiện các bài tập phục hồi chức năng theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu.
  • Theo dõi sức khỏe định kỳ: Việc tái khám và theo dõi tình trạng sức khỏe định kỳ là rất quan trọng để phát hiện sớm các biến chứng và điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp.
Chấn thương sọ não bao lâu thì hồi phục? Điều trị chấn thương sọ não như thế nào? 4
Người bệnh bị chấn thương sọ não cần có chế độ ăn uống hợp lý

Chấn thương sọ não là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và quá trình hồi phục có thể kéo dài từ vài tuần đến vài năm tùy thuộc vào mức độ tổn thương. Điều quan trọng là người bệnh cần nhận được sự chăm sóc y tế kịp thời, tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ và có một môi trường phục hồi tích cực để có thể phục hồi tốt nhất. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Chấn thương sọ não bao lâu thì hồi phục?”.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin