Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Triệu chứng chấn thương sọ não nặng​ là gì? Cách xử trí và điều trị

Ngày 23/10/2024
Kích thước chữ

Chấn thương sọ não nặng là một tình trạng y tế khẩn cấp và cần được điều trị nhanh chóng để hạn chế biến chứng cũng như giảm nguy cơ tử vong ở bệnh nhân. Vậy triệu chứng chấn thương sọ não nặng là gì? Cách xử trí và phương pháp điều trị chấn thương sọ não như thế nào?

Chấn thương sọ não là bệnh lý vô cùng nguy hiểm có diễn biến phức tạp với nhiều mức độ khác nhau. Trong đó, chấn thương sọ não nặng là một chấn thương có mức độ nguy hiểm nhất. Việc phát hiện sớm và xử trí cấp cứu bước đầu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chấn thương sọ não nặng để giảm thiểu biến chứng và giảm tỷ lệ tử vong cho người bệnh. Vậy triệu chứng chấn thương sọ não nặng là gì?

Tìm hiểu về chấn thương sọ não

Chấn thương sọ não là tình trạng có một lực tác động lên vùng đầu hoặc chấn thương xuyên qua sọ làm phá vỡ chức năng bình thường của não bộ. Chấn thương sọ não xảy ra khi đầu bị va chạm một cách đột ngột hoặc va mạnh vào một vật cứng não đó hoặc khi có một vật đâm xuyên qua hộp sọ và đi vào các mô não.

Một số nguyên nhân chính dẫn đến chấn thương sọ não có thể kể đến như:

  • Tai nạn giao thông;
  • Bạo lực;
  • Té ngã;
  • Tai nạn lao động;
  • Chấn thương trong thể thao;
  • Vụ nổ và các thương tích trong chiến đấu khác;
  • Vết thương xuyên thấu sọ não.

Tuỳ thuộc vào mức độ tổn thương của não bộ mà các triệu chứng của chấn thương sọ não có thể từ mức độ nhẹ, vừa đến nặng. Các trường hợp chấn thương sọ não nhẹ có thể gây ảnh hưởng đến các tế bào não, từ đó gây ra sự thay đổi ít nhiều về tình trạng tâm thần hoặc ý thức. Trong khi đó, trường hợp chấn thương sọ não nặng có thể dẫn đến tình trạng mất ý thức kéo dài, hôn mê và thậm chí là tử vong. Vậy triệu chứng chấn thương sọ não nặng là gì?

Triệu chứng chấn thương sọ não nặng​ là gì? Cách xử trí và điều trị 1
Chấn thương sọ não xảy ra khi có một lực mạnh tác động lên vùng đầu

Triệu chứng chấn thương sọ não nặng là gì?

Các triệu chứng của chấn thương sọ não có thể xuất hiện ngay lập tức sau khi đầu bị va đập mạnh hoặc cũng có thể xuất hiện sau vài ngày hay vài tuần sau đó. Dưới đây là các triệu chứng chấn thương sọ não nặng có thể kể đến như:

  • Triệu chứng về thể chất;
  • Mất ý thức từ một vài phút đến vài giờ đồng hồ;
  • Đau đầu kéo dài hoặc cơn đau đầu có xu hướng trầm trọng hơn;
  • Lặp đi lặp lại tình trạng buồn nôn hoặc nôn ói;
  • Co cứng cơ hoặc co giật;
  • Tình trạng giãn đồng tử của một hoặc cả hai bên mắt;
  • Sự xuất hiện của chất lỏng trong suốt chảy ra từ tai hoặc mũi;
  • Khó hoặc không có khả năng đánh thức khi đang ngủ;
  • Tê hoặc yếu ở các ngón tay và ngón chân;
  • Mất khả năng phối hợp nhịp nhàng các hoạt động;
  • Triệu chứng về tinh thần hoặc nhận thức;
  • Lẫn lộn nghiêm trọng;
  • Kích động, hung hăng hoặc có những hành vi bất thường khác;
  • Nói lắp;
  • Rơi vào hôn mê và các rối loạn ý thức khác.
Triệu chứng chấn thương sọ não nặng​ là gì? Cách xử trí và điều trị 2
Đau đầu dai dẳng là một triệu chứng chấn thương sọ não nặng

Hướng xử trí bệnh nhân bị chấn thương sọ não

Bên cạnh việc cần nắm được các triệu chứng chấn thương sọ não nặng, việc biết được cách xử trí ban đầu cho nạn nhân bị chấn thương sọ não đóng vai trò rất quan trọng để giúp cho bệnh nhân có được cơ hội tránh khỏi nguy cơ tử vong và giảm thiểu được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra do chấn thương sọ não. Sau đây là những việc cần thực hiện khi phát hiện thấy nạn nhân bị chấn thương sọ não, bao gồm:

  • Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm, cần chú ý đến việc giữ cột sống cổ và lưng của bệnh nhân không bị gập lại trong quá trình di chuyển. Sau đó, bất động người bệnh trên cáng cứng, cho nằm ngửa và nghiêng đầu sang một bên. Tuy nhiên, không được di chuyển bệnh nhân đang trong tình trạng chảy máu, suy thở, tụt huyết áp… Nếu tình trạng bệnh nhân nghiêm trọng cần phải vận chuyển thì cần đảm bảo bệnh nhân được hồi sức tại cơ sở y tế gần nhất, tiếp đó gọi cho cấp cứu để hỗ trợ, vừa hồi sức vừa vận chuyển.
  • Khai thông đường thở: Cần tiến hành khai thông đường thở cho bệnh nhân bằng cách móc sạch đất cát, lau sạch đờm dãi trong miệng họ hoặc có thể khâu hay sử dụng kim băng cố định lưỡi của bệnh nhân có nguy cơ tụt lưỡi, thậm chí có thể mở khí quản cấp cứu khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Tiến hành cầm máu ở các vết thương đang chảy máu, cố định xương bị gãy, băng bó các vết thương… để tránh tình trạng mất máu hoặc nhiễm trùng xảy ra.
  • Kiểm tra tình trạng của người bệnh có bị suy thở không. Nếu bệnh nhân không còn thở thì cần phải hỗ trợ hô hấp bằng cách bóp bóng qua mặt nạ, đặt ống nội khí quản hay bóp bóng qua nội khí quản nếu được.
  • Kiểm tra bệnh nhân có bị tụt huyết áp không. Cần thiết lập một đường truyền tĩnh mạch để bù dịch và sử dụng thuốc khi cần.
Triệu chứng chấn thương sọ não nặng​ là gì? Cách xử trí và điều trị 3
Cần nhanh chóng đưa bệnh nhân bị chấn thương sọ não ra khỏi khu vực nguy hiểm

Phương pháp điều trị chấn thương sọ não nặng

Hai mục đích quan trọng cần đạt được trong điều trị chấn thương sọ não là:

  • ICP - điều chỉnh áp lực trong sọ;
  • CPP - điều chỉnh áp lực tưới máu não.

Trong pháp đồ điều trị chấn thương sọ não nặng thường có liên quan đến tình trạng tăng áp lực trong sọ - một yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến tử vong. Do đó, cần phải áp dụng nhiều phương pháp để làm cho tiểu não và đại não mềm mại, nghĩa là làm giảm áp lực trong sọ não trở về giới hạn bình thường.

Phương pháp điều trị chấn thương sọ não hiệu quả nhất là dẫn lưu dịch não tủy hoặc loại bỏ khối máu tụ trong sọ não hoặc mở rộng hộp sọ nhằm mục đích giải áp. Điều quan trọng và cần chú ý là phải duy trì được áp lực trong sọ não dưới 15mmHg (theo Marshall - 1980), đồng thời phải cân bằng được áp lực trong sọ não và đảm bảo áp lực tưới máu não luôn lớn hơn 70mmHG. Bên cạnh đó, cần phối hợp với nhiều phương pháp khác nhằm bảo vệ não bộ.

Thời gian vàng được xem là một tiêu chuẩn cấp thiết không chỉ nhằm mục đích cứu sống người bị chấn thương sọ não mà còn đảm bảo chất lượng sống của họ được tốt hơn. Điều trị chấn thương sọ não gồm có:

Điều trị nội khoa

Mục đích điều trị:

  • Giảm áp lực trong sọ não;
  • Duy trì thông số tưới máu não luôn bình thường, trên 70mmHg;
  • Gây ngủ bằng Propofol hoặc Barbiturate;
  • Sử dụng dung dịch ưu trương Mannitol 20%;
  • Liệu pháp hạ thân nhiệt;
  • Tăng thông khí;
  • Ổn định huyết áp.
Triệu chứng chấn thương sọ não nặng​ là gì? Cách xử trí và điều trị 4
Giảm áp lực nội sọ là một phương pháp điều trị chấn thương sọ não nặng

Điều trị ngoại khoa

Mục đích điều trị:

  • Mở rộng sọ để giải áp;
  • Loại bỏ khối máu tụ trong sọ não nếu có chỉ định;
  • Dẫn lưu dịch não tuỷ ra bên ngoài;
  • Làm sạch vết thương sọ não;
  • Phẫu thuật lún sọ kín hoặc hở.

Chấn thương sọ não nặng là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng và cần được xử trí nhanh chóng. Việc nắm được các triệu chứng chấn thương sọ não nặng để phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp tăng khả năng sống sót của bệnh nhân cũng như giảm thiểu tối đa các biến chứng hay chứng có thể xảy ra sau này. Do đó, việc điều trị chấn thương sọ não đòi hỏi tính toàn diện, kiên trì bám sát tình trạng của bệnh nhân và thực hiện quy trình kỹ thuật một cách nghiêm túc.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin