Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Lập kế hoạch chăm sóc người chấn thương sọ não: Quy trình chăm sóc và những lưu ý quan trọng

29/04/2025
Kích thước chữ

Chấn thương sọ não là một tình trạng y tế nghiêm trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Việc lập kế hoạch chăm sóc người chấn thương sọ não đúng cách không chỉ giúp bệnh nhân hồi phục tốt mà còn hạn chế tối đa biến chứng lâu dài. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết quy trình chăm sóc và những lưu ý quan trọng để xây dựng một kế hoạch chăm sóc tối ưu nhất cho bệnh nhân chấn thương sọ não.

Chấn thương sọ não là tình trạng nguy hiểm đòi hỏi quy trình chăm sóc đặc biệt. Việc chăm sóc bệnh nhân bị chấn thương sọ não không thể tiến hành tùy tiện mà cần tuân thủ một kế hoạch rõ ràng và phù hợp với từng giai đoạn bệnh lý. Để đạt hiệu quả cao trong điều trị và phục hồi, cần phải lập kế hoạch chăm sóc người chấn thương sọ não một cách cụ thể. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết quy trình chăm sóc tối ưu cho người bệnh.

Tầm quan trọng của lập kế hoạch chăm sóc người chấn thương sọ não

Chấn thương sọ não là tổn thương đặc biệt nghiêm trọng, có thể diễn biến phức tạp và khó lường, dễ gây biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời. Vì vậy, lập kế hoạch chăm sóc người chấn thương sọ não đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong toàn bộ quá trình điều trị và phục hồi. Lợi ích của việc lập kế hoạch chăm sóc người chấn thương sọ não bao gồm:

  • Tối ưu hóa phục hồi: Kế hoạch rõ ràng giúp tập trung vào các khía cạnh như vận động, nhận thức và cảm xúc. Các can thiệp phục hồi chức năng được lập kế hoạch phù hợp với từng giai đoạn bệnh, giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại khả năng sinh hoạt.
  • Giảm biến chứng: Việc lập kế hoạch chăm sóc sẽ giúp ngăn ngừa các vấn đề như nhiễm trùng, té ngã. Qua đó, các biến chứng nguy hiểm như phù não, tụ máu nội sọ hay suy hô hấp sẽ được phát hiện và can thiệp kịp thời.
  • Giúp kiểm soát diễn biến bệnh lý: Một kế hoạch chăm sóc bài bản giúp theo dõi sát sao tình trạng bệnh nhân, đặc biệt là các dấu hiệu sinh tồn như nhịp thở, huyết áp, phản xạ đồng tử. 
Lập kế hoạch chăm sóc người chấn thương sọ não: Quy trình chăm sóc và những lưu ý quan trọng 1
Lập kế hoạch chăm sóc người chấn thương sọ não đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong toàn bộ quá trình điều trị và phục hồi

Kế hoạch này cần sự phối hợp giữa bác sĩ, chuyên gia phục hồi chức năng và gia đình. Một kế hoạch tốt không chỉ tập trung vào giai đoạn cấp cứu mà còn hướng đến phục hồi lâu dài.

Lập kế hoạch chăm sóc người chấn thương sọ não

Sau khi đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc lập kế hoạch, bước tiếp theo là xây dựng một kế hoạch chăm sóc chi tiết và phù hợp với tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân để hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm cũng như giúp người bệnh phục hồi chức năng một cách hiệu quả nhất. Dưới đây là các bước cụ thể giúp bạn lập kế hoạch chăm sóc người chấn thương sọ não một cách chính xác và tối ưu nhất.

Phân loại mức độ chấn thương sọ não

Chấn thương sọ não được phân loại thành hai nhóm chính dựa theo mức độ tổn thương:

  • Chấn thương sọ não nhẹ: Bệnh nhân tỉnh táo, tri giác chỉ bị ảnh hưởng tạm thời, có thể có các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, choáng váng nhưng không có tổn thương nặng về mặt cấu trúc não.
  • Chấn thương sọ não nặng: Tình trạng tri giác suy giảm, bệnh nhân có thể hôn mê, rối loạn chức năng thần kinh nặng, tổn thương mô não nghiêm trọng, tụ máu lớn hoặc xuất huyết não.

Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sẽ có những yêu cầu riêng biệt về theo dõi, hỗ trợ điều trị và phục hồi chức năng.

Lập kế hoạch chăm sóc người chấn thương sọ não: Quy trình chăm sóc và những lưu ý quan trọng 2
Chấn thương sọ não nặng có thể dẫn đến tình trạng hôn mê

Kế hoạch chăm sóc người chấn thương sọ não nhẹ

Đối với bệnh nhân bị chấn thương sọ não nhẹ, kế hoạch chăm sóc tập trung vào việc theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu thần kinh, hỗ trợ dinh dưỡng hợp lý và duy trì tâm lý ổn định cho bệnh nhân.

  • Theo dõi tri giác và dấu hiệu thần kinh: Người chăm sóc cần thường xuyên kiểm tra mức độ tỉnh táo, phản xạ đồng tử, khả năng vận động và lời nói của bệnh nhân. Nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường như đau đầu dữ dội, nôn ói liên tục, co giật,... cần thông báo ngay cho bác sĩ.
  • Chế độ dinh dưỡng: Đảm bảo người bệnh được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, ưu tiên những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để hỗ trợ phục hồi tế bào não. Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
  • Chăm sóc tâm lý: Người bệnh chấn thương sọ não nhẹ thường gặp các vấn đề về tâm trạng như lo âu, cáu gắt. Việc động viên tinh thần, tạo môi trường sinh hoạt tích cực, an toàn có vai trò lớn trong quá trình hồi phục.
  • Hướng dẫn vận động: Khuyến khích bệnh nhân vận động nhẹ nhàng sớm sau chấn thương để tránh bại liệt và hạn chế các hoạt động gắng sức, đồng thời hỗ trợ phục hồi chức năng vận động và nhận thức.
Lập kế hoạch chăm sóc người chấn thương sọ não: Quy trình chăm sóc và những lưu ý quan trọng 3
Khuyến khích bệnh nhân vận động nhẹ nhàng để hỗ trợ phục hồi chức năng 

Kế hoạch chăm sóc người chấn thương sọ não nặng

Với bệnh nhân chấn thương sọ não nặng, kế hoạch chăm sóc cần cực kỳ nghiêm ngặt, phối hợp đa chuyên khoa, tập trung vào các mục tiêu lớn như duy trì hô hấp, kiểm soát tổn thương não, phòng ngừa biến chứng và phục hồi chức năng.

  • Duy trì hô hấp: Đặt bệnh nhân ở tư thế đầu cao 30 độ để hỗ trợ tuần hoàn não và tránh phù não. Nếu bệnh nhân đang thở máy, cần theo dõi ống nội khí quản, hút đờm thường xuyên. Cần kiểm tra liên tục hệ thống ống thở để phát hiện kịp thời các dấu hiệu tụt ống, tắc nghẽn.
  • Chăm sóc tuần hoàn: Theo dõi mạch, huyết áp, nhiệt độ cơ thể, đảm bảo đường truyền dịch luôn thông suốt. Nếu bệnh nhân có đặt catheter, phải vệ sinh vùng chọc kim sạch sẽ để tránh nhiễm trùng.
  • Ngăn ngừa loét tì đè: Bệnh nhân nặng thường nằm lâu, do đó cần xoay trở tư thế mỗi 2 - 3 giờ/lần, vệ sinh da thường xuyên, sử dụng đệm chống loét để bảo vệ vùng da dễ tổn thương và nên xoa bóp vùng tì đè nhẹ nhàng để kích thích tuần hoàn máu.
  • Chăm sóc dinh dưỡng: Đảm bảo bệnh nhân nạp đủ dinh dưỡng qua đường ống sonde nếu không thể ăn uống bình thường. Trước khi bơm thức ăn, cần kiểm tra dịch tồn trong dạ dày để tránh trào ngược hoặc tắc nghẽn.
  • Vệ sinh cá nhân: Vệ sinh thân thể, khoang miệng, mắt, mũi hàng ngày để phòng tránh nhiễm trùng. Cần nhỏ mắt 2 - 3 lần/ngày nếu bệnh nhân không tự nhắm mắt.
  • Hỗ trợ phục hồi chức năng sớm: Tiến hành vật lý trị liệu thụ động như xoa bóp cơ, tập vận động nhẹ các khớp để hạn chế cứng khớp, teo cơ.
  • Theo dõi diễn biến thần kinh: Đánh giá đều đặn về mức độ tri giác, cử động tay chân, phản xạ. Sự thay đổi bất thường phải được báo ngay cho bác sĩ.
  • Chăm sóc tâm lý và giao tiếp: Dù bệnh nhân chưa tỉnh táo, việc giao tiếp nhẹ nhàng, gọi tên, kể chuyện hằng ngày cũng có tác động tích cực đến khả năng hồi phục ý thức.
Lập kế hoạch chăm sóc người chấn thương sọ não: Quy trình chăm sóc và những lưu ý quan trọng 4
Giao tiếp hằng ngày có thể tác động tích cực đến khả năng hồi phục ý thức

Lưu ý quan trọng khi lập kế hoạch chăm sóc người chấn thương sọ não

Khi lập kế hoạch chăm sóc người chấn thương sọ não, cần chú ý các yếu tố sau để đảm bảo hiệu quả, an toàn và hỗ trợ phục hồi toàn diện cho bệnh nhân:

  • Đánh giá chính xác tình trạng bệnh nhân: Xác định mức độ chấn thương, ghi nhận các triệu chứng cụ thể như suy giảm vận động, mất trí nhớ, khó nói hoặc thay đổi cảm xúc. Tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia phục hồi chức năng để có đánh giá toàn diện.
  • Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý: Ưu tiên thực phẩm giàu protein, omega-3, vitamin B, kẽm và magie để hỗ trợ tái tạo tế bào não và tăng cường nhận thức. Hạn chế đường, chất béo bão hòa và thực phẩm chế biến sẵn. Với bệnh nhân khó nuốt hoặc hôn mê, cần chuyên gia dinh dưỡng tư vấn về dinh dưỡng qua ống thông.
  • Tập trung vào phục hồi chức năng: Lên lịch cho các buổi vật lý trị liệu dưới sự hướng dẫn của chuyên gia. Điều chỉnh cường độ và loại hình trị liệu theo tiến triển của bệnh nhân để tránh quá sức hoặc kích thích não bộ quá mức.
  • Theo dõi và nhận biết dấu hiệu bất thường: Quan sát các triệu chứng như co giật, lú lẫn nghiêm trọng, đau đầu dữ dội hoặc mất ý thức. Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện ngay. Để được kiểm tra định kỳ và theo dõi tiến triển, điều chỉnh kế hoạch.
  • Kiên nhẫn với tiến trình phục hồi: Thời gian phục hồi có thể kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm, đặc biệt với chấn thương nặng. Người chăm sóc cần kiên nhẫn và tránh gây áp lực lên bệnh nhân. Nên ghi nhận những tiến bộ nhỏ để động viên bệnh nhân.
  • Hướng dẫn người nhà tham gia chăm sóc: Điều dưỡng và nhân viên y tế cần hướng dẫn người thân bệnh nhân cách theo dõi tình trạng, chăm sóc đúng kỹ thuật. Nếu có những dấu hiệu bất thường cần báo ngay cho bác sĩ.

Hi vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kế hoạch chăm sóc và những lưu ý khi lập kế hoạch. Lập kế hoạch chăm sóc người chấn thương sọ não là yếu tố then chốt giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng và hạn chế biến chứng nguy hiểm. Một kế hoạch chăm sóc khoa học, cá nhân hóa theo từng mức độ chấn thương sẽ nâng cao hiệu quả điều trị. Vì vậy, cần xây dựng một kế hoạch phù hợp, phối hợp chặt chẽ với đội ngũ y tế và gia đình để mang lại kết quả chăm sóc tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin