Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cho trẻ bú đúng tư thế, đúng khớp ngậm sẽ giúp trẻ ăn đủ lượng sữa cần thiết, hạn chế nôn trớ, ọc sữa sau khi bú. Đồng thời, áp dụng đúng cách bế trẻ sơ sinh cho bú sẽ giúp mẹ thoải mái, đỡ mệt và giảm hẳn đau lưng.
Làm mẹ là một thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ và cho con bú chính là bản năng của tất cả người mẹ. Việc cho con bú tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế lại không hề dễ dàng, nhất là với các mẹ sinh con lần đầu hoặc các mẹ có đầu ti bất thường.
Cho trẻ bú đúng cách giúp trẻ ngậm đúng khớp, từ đó sẽ ăn nhanh và hiệu quả hơn. Cấu tạo dạ dày của trẻ sơ sinh chưa hoàn chỉnh nên thường bị ọc sữa, đầy hơi, nôn trớ sau khi bú. Lúc này, tư thế bế khi cho trẻ bú sẽ có tác dụng rất lớn giúp giảm tình trạng này, đồng thời mẹ sẽ giảm đau lưng và mệt mỏi khi bé bú lâu.
Nhưng, bế bé như thế nào là đúng tư thế? Hãy cùng tham khảo ngay 3 cách bế trẻ sơ sinh cho bú chuẩn theo hướng dẫn của điều dưỡng để chọn ra tư thế cho bú phù hợp nhất với mình nhé!
Việc cho bé bú đúng cách rất quan trọng, đặc biệt với các mẹ cho con bú trực tiếp. Thời gian mỗi lần bé bú dao động khoảng 20-30 phút hoặc lâu hơn nên mẹ có thể chuẩn bị vật dụng hỗ trợ như gối tựa lưng, gối đỡ cho bé bú để đỡ mỏi tay và đau lưng.
Có 4 cách bế trẻ sơ sinh cho bú phổ biến gồm:
Đây là cách bế phổ biến khi cho bé bú sữa mẹ, thường được các mẹ sinh thường, sinh mổ đã hồi phục sức khỏe áp dụng. Để thực hiện cho bú theo tư thế này, mẹ hãy ngồi vào vị trí, bế bé lên ngang bụng và ngực bằng hai tay áp sát ngực mẹ. Dùng một tay đỡ đầu, cổ và lưng bé sao cho an toàn nhất. Mặt bé đối diện với núm vú. Có thể dùng gối đầu hoặc gối cho bé bú chuyên dụng đỡ phần lưng bé. Dùng tay còn lại đặt bầu vú vào miệng bé và chỉnh sao cho đúng khớp ngậm để bé bú thoải mái nhất.
Với các mẹ sinh mổ vẫn còn đau vết mổ, cách bế trẻ sơ sinh cho bú tư thế ôm bóng đặt bé nằm dọc vuông góc với người mẹ sẽ giúp mẹ giảm áp lực lên vết mổ. Cho bé bú ở tư thế này mẹ sẽ dễ dàng quan sát và điều chỉnh phần đầu của con giúp bé bú tốt hơn. Các bước thực hiện như sau:
Mẹ đặt bé nằm lên gối bên phải hoặc bên trái cánh tay của mẹ sao cho miệng bé ở đúng vị trí ngang với bầu ngực và đầu ti mẹ. Dùng một tay luồn dưới lưng bé để nâng đỡ đầu, cổ, tay còn lại điều chỉnh bầu ngực và cho bé bú.
Với các mẹ mới sinh còn đau có thể áp dụng cách bế trẻ sơ sinh cho bú bằng tư thế nằm trên giường. Đầu tiên, mẹ hãy bế trẻ nằm xuống sát người, lấy tay đỡ đầu bé và xoay nhẹ để mặt bé hướng vào bầu ngực của mẹ.
Với các mẹ có bầu ngực lớn, hãy dùng 1 tay giữ đầu ti để tránh bầu ngực đè lên mũi và miệng khiến con khó thở. Mẹ đừng quên lót một chiếc khăn xô bên dưới để tránh chảy sữa và đổi sang bầu ngực còn lại để bé bú đủ lượng sữa cần thiết.
Ngoài 3 cách bế trẻ sơ sinh bú mẹ ở trên, nếu mẹ sinh đôi thì đây sẽ là tư thế phù hợp. Đầu tiên, mẹ hãy đặt 2 bé ở 2 bên hông của mẹ đầu hướng ra trước, chân hướng ra sau. Xoay nhẹ để đầu trẻ hướng vào bên trong phía bầu ngực của mẹ. Lưu ý, mẹ nên đệm dưới lưng trẻ một chiếc gối thay vì đặt trẻ trực tiếp xuống hông giúp trẻ ổn định vị trí và thoải mái khi bú.
Với các bé sinh đôi sẽ có lượng bú và sức bú khác nhau, mẹ nên thay đổi vị trí qua lại để cân bằng bầu ngực của mình và tiết kiệm thời gian cho bú hơn.
Trẻ bú bình rất dễ nuốt nhiều hơi thừa trong quá trình bú hoặc tư thế không chuẩn khiến sữa chảy nhanh gây sặc. Vì thế, mẹ hãy bế bé theo hướng dẫn sau đây để đảm bảo bé bú nhanh và an toàn.
Mẹ hãy ngồi thật thoải mái và bế trẻ trong lòng ở tư thế ngửa nhưng chú ý để đầu bé cao luôn cao hơn so với phần còn lại của cơ thể. Dùng tay đỡ đầu và lưng trẻ, tay còn lại cầm bình sữa nhẹ nhàng đưa núm bình lại gần miệng và cho trẻ bú.
Nếu trẻ chưa sẵn sàng hoặc quấy khóc, mẹ tuyệt đối không cố gắng ép trẻ bú vì có thể gây sặc sữa rất nguy hiểm. Trước khi cho trẻ bú bình, mẹ cần lưu ý vệ sinh tay thật sạch sẽ và thử độ nóng của sữa để tránh làm bỏng miệng bé nhé.
Sau khi cho trẻ bú, mẹ hãy để bé nằm nghỉ khoảng vài phút, nâng nhẹ đầu bé cao hơn so với thân để tránh ọc sữa. Tiếp theo, hãy vỗ ợ hơi để bé đẩy hết phần hơi thừa ra khỏi cơ thể. Động tác này cũng giúp bé dễ tiêu hóa hơn. Vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh sau khi bú cần được thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm trẻ sợ hãi. Thực hiện bế vác trẻ sơ sinh và vỗ ợ hơi chi tiết theo hướng dẫn sau:
Đặt khăn sạch lên vai, bế vác và nhẹ nhàng đặt đầu trẻ vào mỏm vai của mẹ. Tiếp theo dùng tay xoa nhẹ lưng và vỗ theo hướng từ dưới lên trên đến khi nghe thấy tiếng ợ của trẻ là hoàn thành. Lưu ý mẹ nên khum nhẹ bàn tay khi vỗ để đạt hiệu quả cao.
Ngoài cách bế vác, mẹ có thể bế trẻ ở tư thế nằm sấp sao cho phần đầu cao hơn ngực và vỗ nhẹ lưng trẻ từ dưới lên.
Trên đây là những cách bế trẻ sơ sinh cho bú đúng kỹ thuật và dễ thực hiện nhất. Hy vọng mẹ sẽ lựa chọn được cách bế phù hợp khiến mẹ thoải mái để tận hưởng khoảng thời gian thiêng liêng này nhé.
Ly Ly
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.