Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rất nhiều các bé sau khi bú, ăn bỗng nhiên bị nôn trớ toàn bộ thức ăn ra ngoài, khiến cha mẹ rất lo lắng. Vì nôn trớ thường xuyên như thế sẽ ảnh hưởng
Cho bé bú quá nhiều trong một lần
Cho bé bú quá nhiều một lần cũng là nguyên nhân trẻ bị nôn trớ
Đây là một nguyên nhân trẻ bị nôn trớ không thể bỏ qua. Bởi trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa còn kém, chưa hoàn thiện, dung tích dạ dày của trẻ còn bé. Nếu bạn cho bé bú quá nhiều trong một lần sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng trào ngược.
Trào ngược dạ dày
Nếu mẹ chưa biết cách cho con bú đúng sẽ khiến cho sữa khó xuống dạ dày của bé, làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày, gây nôn trớ.
Bệnh lý đường ruột
Nếu trẻ nôn trớ nhiều lần trong ngày mà mẹ đã áp dụng đúng cách cho bú và ăn dặm, bé vẫn nôn trớ thì mẹ đừng bỏ qua bệnh lý đường ruột như viêm dạ dày, viêm ruột, lồng ruột, teo tá tràng…. Biểu hiện của bệnh có thể chỉ thoáng qua, có lúc sẽ rầm rộ và thường kèm theo với 1 số biểu hiện liên quan như sốt, phát ban, nôn bất thường, bé la khóc, đau quặn bụng.
Liên quan đến hệ thần kinh
Trung tâm phản xạ nôn chính là do não điều khiển. Bất kỳ một tổn thương nào tại não cũng sẽ làm rối loạn các chức năng của hệ thần kinh, trong đó có cả phản xạ nôn trớ.
Ăn quá no
Nhiều mẹ có thói quen ép trẻ ăn nhiều vì muốn bé lớn
Dung tích dạ dày của trẻ sơ sinh chỉ là 30-35ml, trẻ 3 tháng là 100ml và bé 1 tuổi là 250-300ml. Một trong những nguyên nhân bé bị nôn trớ cũng vì mẹ cho bé ăn quá no, vì khi các bà mẹ cho bé bú nhiều, vượt quá sức chứa cho phép, các bé sẽ nôn trớ ngay ra.
Đầy hơi, kém tiêu
Nguyên nhân trẻ bị nôn trớ cũng là do bé tiêu hóa chậm, bị kém tiêu. Bé sẽ có các biểu hiện như đầy hơi, chướng bụng, sờ bụng cứng, ít đi đại tiện, xì hơi nhiều, nôn khan, bú mẹ không tới no hay không muốn bú, chán ăn, biếng ăn. Ngoài ra, bé có thể kèm theo những biểu hiện khó chịu, quấy khóc, khó ngủ…đặc biệt vào buổi tối.
Khi thấy trẻ bị nôn, trớ bố mẹ phải chỉnh lại tư thế giúp trẻ ngay: bế ngồi, đặt một tay ở trán để đỡ phần đầu của con, tay còn lại đỡ phần dưới ngực để trẻ nôn dễ dàng. Trường hợp trẻ dưới 6 tháng tuổi, nên đặt ở tư thế nằm nghiêng, bên trái đầu hơi cao để trẻ không bị sặc các chất nôn vào đường thở vì có thể gây ngạt. Ngoài ra, áp dụng những biện pháp khắc phục theo hướng dẫn của Dược sĩ Long Châu dưới đây để tránh tình trạng lặp lại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sự phát triển của bé.
Chia nhỏ bữa ăn: Mẹ cần chia nhỏ phần bú, phần ăn cho bé để giảm lượng bú hoặc ăn mỗi lần, không cho bé bú/ ăn quá nhiều 1 lần. Tuy nhiên, mẹ vẫn phải bảo đảm đầy đủ dinh dưỡng cho bé nhé.
Chia nhỏ bữa ăn còn làm bé hào hứng ăn hơn
Không nằm ngay sau khi bú/ăn: Sau khi bé bú/ăn xong, không nên cho bé nằm ngay, mẹ nên bế trẻ cao đầu trong 15-20 phút, vỗ lưng để trẻ ợ hơi. Sau đó, đặt nằm nghiêng bên trái, kê gối hơi cao, nhất là không đùa giỡn quá nhiều để hạn chế thức ăn bị trớ ra ngoài
Cho bé bú đúng cách: Khi bú, mẹ nên cho bé bú bầu vú bên trái trước, do bé mới bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít có thể nằm nghiêng phải được. Sau đó, chuyển trẻ sang bú bầu vú bên phải. Vì lúc này dạ dày đã nhiều sữa, cần nằm nghiêng trái. Cách bú này sẽ giúp sữa dễ dàng xuống dạ dày, không gây trào ngược, nôn trớ.
Đưa bé đi khám nếu nguyên nhân trẻ bị nôn trớ do bệnh lý đường ruột: cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để thăm khám ngay để nhận được sự quan tâm, theo dõi của bác sĩ và có cách điều trị phù hợp.
Mẹ nên cho bé đi khám ngay khi thấy bé bị các biểu hiện về đường ruột
Dinh dưỡng đúng cách: Khi bé gặp vấn đề kém tiêu, tốt nhất để giúp trẻ giảm được tình trạng này, mẹ cần lưu ý chế độ dinh dưỡng, tránh ăn những thực phẩm khiến bé khó tiêu, vì “mẹ ăn gì, con bú cái ấy”. Còn với các bé ăn dặm, nên chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa. Mẹ nên cho bé ăn thức ăn đặc hơn và chia thành nhiều bữa nhỏ. Bên cạnh đó, đừng quên nên mát-xa toàn thân cho bé, đặc biệt là phần bụng để giúp bé tiêu hóa tốt hơn.
Những năm đầu đời là khoảng thời gian phát triển rất quan trọng của trẻ. Do đó, mẹ nên nắm rõ nguyên nhân khiến bé bị nôn trớ để từ đó điều chỉnh là chế độ dinh dưỡng cũng như biện pháp khắc phục tình trạng này sớm, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Thanh Hoa
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.