Bài thuốc đan sâm ngâm rượu là bài thuốc có nhiều công dụng, được nhiều người ứng dụng để bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh lý. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu xin chia sẻ đến quý bạn đọc cách làm đan sâm ngâm rượu cực đơn giản, dễ làm tại nhà.
Đan sâm ngâm rượu có tác dụng gì? Làm đan sâm ngâm với rượu có khó không? Bài viết hôm nay từ Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp nhanh chóng những câu hỏi trên.
Tìm hiểu chung về cây đan sâm
Trước khi tìm hiểu sâu hơn về đan sâm ngâm rượu, bạn cũng cần nắm được những thông tin cơ bản về cây đan sâm để hiểu hơn dược tính của bài thuốc này.
Cây đan sâm là cây gì?
Cây đan sâm còn có tên gọi khác là cây xích sâm, tử sâm hoặc đơn sâm,... Đây là một trong những loại thảo dược quý từ thiên nhiên có tên khoa học là Miltiorrhiza Bunge. Cây đan sâm là loài cây thân cỏ sống lâu năm, mỗi cây chỉ cao từ 30 - 80cm là tối đa, trên thân cây thường được bao phủ bởi một lớp lông ngắn, mịn màu trắng hoặc ngả vàng nhạt. Thân cây đan sâm là dạng thân vuông và có gây chạy dọc theo chiều dài thân.
Bộ phận của đan sâm được dùng làm dược liệu là phần rễ cây. Người ta thường thu hoạch rễ cây đan sâm vào mùa thu hoặc mùa xuân vì thời điểm này rễ cây phát triển mạnh, chứa nhiều hoạt chất thực vật nhất. Hiện nay đan sâm được sử dụng dưới 2 dạng là đan sâm khô (dùng để sắc nước uống,...) và tửu đan sâm (đan sâm ngâm rượu). Công dụng của đan sâm nói chung và đan sâm ngâm rượu nói riêng là:
Công dụng của đan sâm trong y học hiện đại
Nhiều nghiên cứu khoa học nổi tiếng về cây đan sâm cho thấy loại dược liệu này mang lại một số tác dụng vô cùng nổi bật như sau:
Hỗ trợ điều trị và ổn định bệnh tim mạch: Trong cây đan sâm có chứa các hoạt chất như Sodium Tanshinone IIA, methanol,... có khả năng làm giảm lượng mỡ trong máu, từ đó góp phần kiểm soát các bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ,...
Ngăn ngừa bệnh lý đái tháo đường: Một trong những công dụng nổi bật của đan sâm và đan sâm ngâm rượu là phòng chống bệnh tiểu đường nhờ khả năng chống oxy hóa, hạn chế nguy cơ thiếu máu não, giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson,...
Một số tác dụng chữa bệnh khác: Ngoài tác dụng nổi bật đối với bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường thì cây đan sâm còn phát huy công dụng với các bệnh lý như thiếu máu não, thiếu máu cục bộ tim, huyết khối, đau nhức thần kinh,...
Công dụng của cây đan sâm theo y học cổ truyền
Trong Đông y, cây đan sâm là cây dược liệu quý có vị đắng, sắc đỏ và có nhiều công dụng như cải thiện tình trạng lưu thông máu, giảm huyết ứ, tăng sinh huyết mới,...
Chữa chứng suy nhược cơ thể, mất máu hoặc thiếu máu;
Giảm chứng chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, tim đập nhanh;
Chữa bệnh suy tim bằng cây đan sâm;
Hạn chế mất ngủ, suy nhược thần kinh, ngủ không ngon giấc;
Chữa chứng đau nhức thần kinh liên sườn;
Chữa bệnh viêm gan và những vấn đề về gan như gan nhiễm mỡ, xơ gan,...;
Một số bài thuốc hỗ trợ sức khỏe từ đan sâm ngâm rượu
Đan sâm ngâm rượu là một trong những bài thuốc được dùng phổ biến để bồi bổ, tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị, đề phòng nhiều bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, tắc nghẽn mạch, viêm khớp, thiếu máu,... Bên cạnh đó, rượu đan sâm còn cung cấp nhiều hoạt chất chống oxy hóa cho cơ thể, ngăn chặn gốc tự do tấn công làm hại tế bào, từ đó bảo vệ sức khỏe toàn diện.
Hiện nay có rất nhiều bài thuốc về cây đan sâm nhưng đan sâm ngâm rượu là cách làm đơn giản, dùng được lâu dài và phát huy tác dụng hiệu quả, được nhiều người lựa chọn. Dưới đây là một số bài thuốc đan sâm ngâm rượu để bạn đọc tham khảo:
Tần giao, bạch thược, đỗ trọng, tục đoạn, ba kích mỗi thứ chuẩn bị 40g.
Sa nhân, nhục quế, cam thảo và tế tân mỗi thứ 20g.
Ngũ gia bì, ngưu tất mỗi thứ 50g và đương quy, đẳng sâm mỗi loại 60g, cuối cùng là thục địa 100g.
Cách làm đan sâm ngâm rượu đơn giản, nhanh chóng tại nhà
Các bài thuốc đan sâm ngâm rượu đều dùng chung 1 công thức ngâm, bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ các dược liệu tương ứng với mỗi bài thuốc và thực hiện các bước sau đây:
Rửa qua các vị thuốc bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất. Tốt hơn hết nên tráng lại bằng nước ấm để đảm bảo độ sạch của dược liệu trước khi đem đi ngâm rượu.
Sau khi rửa sạch bạn để ráo dược liệu đến khi khô hẳn.
Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị bài bình thủy tinh dung tích lớp rồi đổ vào 7 - 10 lít rượu nguyên chất.
Đối với đan sâm bạn có thể dùng đan sâm khô để ngâm rượu hoặc đan sâm tươi đều được.
Mỗi ngày uống đan sâm ngâm rượu với lượng vừa đủ, khoảng 2 - 3 lần/ngày, mỗi lần uống 1 chén con chừng 30ml là được, không nên uống nhiều hơn hoặc lạm dụng bài thuốc từ đan sâm.
Uống rượu đan sâm trước bữa ăn sẽ giúp phát huy tốt hơn công dụng của bài thuốc.
Trên đây là tất tần tật những thông tin về cây đan sâm nói chung và đan sâm ngâm rượu nói riêng, hy vọng có thể giúp bạn đọc nắm được cách làm rượu đan sâm bồi bổ sức khỏe và phòng chống bệnh tật tại nhà. Đối với người có bệnh mạn tính hoặc tiền sử bệnh lý, đang mắc bệnh nền,... cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng rượu đan sâm.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.