Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Hướng dẫn cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ hiệu quả mà không làm bé thức giấc

Ngày 15/01/2022
Kích thước chữ

Làm thế nào để vỗ ợ hơi cho bé lúc ngủ? Cùng tìm hiểu cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ hiệu quả mà không làm bé thức giấc trong bài viết dưới đây nhé!

Vỗ ợ hơi là điều cần thiết để giúp bé bú được nhiều hơn, tiêu hóa tốt hơn và ngủ ngon hơn. Thế nhưng, có không ít lần trẻ ngủ ngay khi bú. Trường hợp này có nên vỗ ợ hơi cho bé không? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ hiệu quả mà không làm bé thức giấc nhé!

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ cần vỗ ợ hơi

Trong khi ăn, nếu trẻ tỏ ra khó chịu như ngồi vặn vẹo, khóc, đẩy thức ăn ra xa thì bố mẹ nên thử vỗ ợ hơi cho trẻ. Nên thực hiện vỗ ợ hơi cho bé sau mỗi lần bú bình khoảng 60 – 90ml hoặc giữa các lần chuyển bầu vú khi bú trực tiếp từ mẹ. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên cứng nhắc tiếp tục vỗ ợ hơi sau mỗi bữa ăn, ngay cả khi trẻ cảm thấy vui vẻ hoặc buồn ngủ.

Hướng dẫn cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ hiệu quả mà không làm bé thức giấc 1

Vỗ ợ hơi là điều cần thiết để giúp bé bú được nhiều hơn, tiêu hóa tốt hơn và ngủ ngon hơn

Nhiều trẻ không cần được vỗ ợ hơi khi được 4 đến 6 tháng tuổi bởi vì chúng không nuốt quá nhiều khí. Ở lứa tuổi này, trẻ đã dần biết được cách ăn uống có hiệu quả hơn.

2. Bé ngủ có vỗ ợ được không?

Cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ thường sẽ khó thực hiện hơn vì nếu không khéo sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Ngay cả khi bé đã ngủ, mẹ cũng có thể thực hiện ợ hơi cho bé khoảng vài phút trước khi đặt bé ngủ trở lại. Nếu không, trẻ cũng dễ thức giấc giữa đêm vì đói hoặc khi thức dậy không được thoải mái vì cảm giác đầy bụng khó chịu.

Vỗ ợ hơi là điều cần thiết trong những tháng đầu đời, trẻ sơ sinh với hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện, dạ dày còn nằm ngang và các cơ co thắt dạ dày - thực quản còn yếu. Do vậy, nên khi chứa nhiều không khí sẽ gây đầy bụng hay dễ bị trào ngược, với biểu hiện điển hình là nôn trớ, ọc sữa, quấy khóc…

Việc vỗ ợ hơi sau bú sẽ giúp loại bỏ lớp khí đang bị mắc kẹt ở dạ dày và bé sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Không chỉ giảm bớt hiện tượng nôn trớ sau khi bú mà bé cũng sẽ bú được nhiều sữa hơn, con ngủ lâu và ngủ ngon hơn.

3. Các cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ

Để giúp không khí di chuyển lên trên, đi qua cổ họng và thoát ra ngoài bằng miệng thì nên để bé đứng thẳng phần nào đó. Có nhiều cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ nhưng để tránh đánh thức bé thì mẹ cần thử để tìm ra kỹ thuật phù hợp, vì ở mỗi bé là khác nhau.

Cách 1: Tư thế tựa vào vai

Cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ ở tư thế này sẽ phù hợp với những bé ngủ ngoan. Hay nó cũng có thể sẽ hữu ích nếu bạn muốn đánh thức trẻ dậy để cho bú. Cách tiến hành như sau:

  • Xoay em bé thẳng đứng và dựa vào ngực của mẹ, đầu tựa vào vai. Đặt một tay dưới mông để đỡ bé.
  • Khum lòng bàn tay rồi nhẹ nhàng vỗ nhẹ vào lưng trẻ giữa hai xương bả vai.
  • Nếu vỗ nhẹ không hiệu quả, hãy thử xoa phần lưng trên của trẻ theo chuyển động tròn bằng lòng bàn tay.

Hướng dẫn cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ hiệu quả mà không làm bé thức giấc 2

Cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ ở tư thế tựa vào vai sẽ phù hợp với những bé ngủ ngoan

Nếu nếu mục đích của mẹ là muốn giúp bé tỉnh táo thì việc vỗ nhẹ khi đặt bé trên vai này vừa có thể đánh thức bé và cũng giúp bé ợ hơi tốt.

Cách 2: Tư thế tựa vào ngực

Tư thế đặt bé tựa lên ngực có thể sẽ tạo cảm giác thoải mái hơn, trẻ có thể dễ dàng ngủ lại sau khi bú.

  • Nhẹ nhàng nâng trẻ lên ngực, đặt một tay lên lưng và một tay đặt dưới mông bê.
  • Nên để bé ở tư thế cuộn tròn, tránh duỗi thẳng chân bé để giúp bé yên tâm ngủ ngon.
  • Xoa lưng trẻ theo chuyển động tròn. Nếu điều này không giúp trẻ ợ hơi thì hãy thử vổ nhẹ giữa hai vai của bé.

Cách 3: Tư thế xoay hông

Cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ ở tư thế xoay hông sẽ hiệu quả hơn nếu mẹ thích cho bé bú khi nằm. Nó có thể giúp cho bé tiếp tục ngủ ngon giấc vì mẹ không cần ngồi dậy và và bé không bắt buộc phải ở tư thế thẳng đứng.

Nhẹ nhàng đặt bụng của trẻ xuống ngang hông hoặc bụng của bạn. Đảm bảo rằng đầu của em bé vẫn ở trên cao so với cơ thể của chúng.
Nhẹ nhàng vỗ lưng trẻ, nhất là phần giữa hai bả vai. Hoặc xoa lưng bé theo chuyển động tròn hướng lên.

Hướng dẫn cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ hiệu quả mà không làm bé thức giấc 3

Cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ ở tư thế xoay hông sẽ hiệu quả hơn nếu mẹ thích cho bé bú khi nằm

Cách 4: Giữ cánh tay

Đối với các bé nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thì có thể áp dụng cách vỗ ợ hơi giữ cánh tay này. Cách thực hiện như sau: 

  • Đặt một cánh tay dưới lưng trẻ để trẻ tựa vào cẳng tay của bạn.
  • Cẩn thận xoay người trẻ để trẻ nằm úp bụng trên cẳng tay của cha mẹ ở phần khuỷu tay. Đặt tay giữa hai chân trẻ để giữ bé.
  • Tay còn lại xoa hoặc vỗ nhẹ vào lưng trên của trẻ.
  • Khi hoàn thành, nhẹ nhàng lăn trẻ về phía bạn. Sau đó chúng sẽ ngửa mặt lên để tiếp tục bú hoặc đi ngủ.

Cách 5: Đặt vào lòng

Nếu mẹ đã ngồi sẵn trên ghế thì có thể đặt trẻ vào lòng và thực hiện cách vỗ ợ hơi cho trẻ khi ngủ này. Phương pháp này có thể giữ cho trẻ tiếp tục ngủ ngon.

  • Trong khi ở tư thế ngồi, nhẹ nhàng lật trẻ nằm sấp và để trẻ nằm trên đùi của bạn.
  • Đặt một cánh tay dưới cằm và ngực của trẻ để nâng phần trên của trẻ lên một chút.
  • Tay còn lại vỗ lưng hoặc xoa theo chuyển động tròn.
  • Khi hoàn thành, hãy lật ngược trẻ nằm ngửa trở lại.

Trên đây là một số chia sẻ về cách vỗ ợ hơi khi bé ngủ hiệu quả mà không làm bé thức giấc. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Thủy Phan

(Nguồn: Tổng Hợp)

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:đầy hơi