Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Hướng dẫn chăm sóc bé bị tay chân miệng

Ngày 20/05/2024
Kích thước chữ

Mùa hè là thời điểm mà trẻ tăng cường hoạt động ngoài trời, tiếp xúc nhiều với môi trường và các bạn cùng trang lứa, tạo điều kiện cho vi rút gây bệnh lây lan mạnh mẽ dẫn đến trẻ dễ bị nhiễm bệnh lây truyền trong đó có bệnh tay chân miệng. Hãy cùng tham khảo các hướng dẫn chăm sóc bé bị tay chân miệng trong nội dung bài viết dưới đây để giúp bé sớm khỏi bệnh nhéĂ

Mùa hè thường là thời điểm mà các bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh tay chân miệng, thường bùng phát. Để bảo vệ sức khỏe của trẻ em, việc duy trì vệ sinh sạch sẽ là rất quan trọng. Đồng thời, việc nhận biết và phát hiện kịp thời dấu hiệu của bệnh cũng cực kỳ quan trọng để có thể điều trị một cách hiệu quả.

Nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng ở trẻ tiến triển qua 4 thời kỳ:

Thời kỳ ủ bệnh: 3 - 7 ngày.

  • Trẻ ít xuất hiện các triệu chứng.
huong-dan-cham-soc-be-bi-tay-chan-mieng 1.jpg
Thời kỳ ủ bệnh tay chân miện trong 3 đến 7 ngày, trẻ ít xuất hiện các triệu chứng

Thời kỳ khởi phát: 1 - 2 ngày.

  • Sốt: Trẻ có thể phát sốt nhẹ hoặc cao. Sốt cao không thể hạ bằng thuốc hạ sốt là một dấu hiệu cảnh báo về mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Tổn thương trên da: Có những vùng da bị đỏ rát, có mụn nước xuất hiện ở vị trí như họng, miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối và các vùng khác.
  • Biểu hiện khác: Một số trẻ có thể bị đau miệng, từ chối ăn, nôn mửa, tăng tiết nước bọt, tiêu chảy, cảm thấy mệt mỏi và quấy khóc.

Khi nhận biết được dấu hiệu của bệnh, việc đưa trẻ đến cơ sở y tế, đặc biệt là chuyên khoa truyền nhiễm trẻ em, là cực kỳ quan trọng. Chỉ có bác sĩ mới có thể tư vấn kỹ lưỡng về cách chăm sóc, theo dõi và phát hiện các triệu chứng bệnh nặng hơn, từ đó có thể điều trị kịp thời và tránh hậu quả đáng tiếc.

Thời kỳ toàn phát: 3 - 10 ngày.

  • Loét miệng: Vết loét đỏ hoặc phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ bú, bỏ ăn, tăng tiết nước bọt, và tiêu chảy nhiều.
  • Phỏng nước: Xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông; tồn tại khoảng 7 ngày rồi để lại vết thâm.

Thời kỳ lui bệnh: 3 - 5 ngày.

  • Trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.

Dấu hiệu bệnh nặng:

Những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng trở nên nghiêm trọng đòi hỏi sự chú ý đặc biệt, bao gồm:

  • Quấy khóc liên tục: Đặc biệt là quấy khóc không ngừng, đêm ngày. Điều này có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.
  • Sốt cao không giảm: Sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ mà không phản ứng với thuốc hạ nhiệt là một dấu hiệu nguy hiểm, đòi hỏi sự can thiệp y tế kịp thời.
  • Các biểu hiện khác: Sự xuất hiện của các triệu chứng như giật mình cũng cần được chú ý, vì đây có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh đang diễn ra.

Nhận biết và phát hiện kịp thời các dấu hiệu này là rất quan trọng để có thể điều trị một cách hiệu quả và ngăn chặn sự lan rộng của bệnh.

Hướng dẫn chăm sóc bé bị tay chân miệng

Thực hiện cách ly và hạn chế tiếp xúc

  • Cách ly trẻ để ngăn lây nhiễm cho trẻ khác.
  • Hạn chế ra ngoài nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm.
huong-dan-cham-soc-be-bi-tay-chan-mieng 2.jpg
Hạn chế ra ngoài nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm

Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

  • Phối hợp sử dụng thuốc kháng sinh và/hoặc thuốc hạ sốt dưới sự chỉ dẫn của nhân viên y tế.

Vệ sinh thường xuyên

  • Rửa tay trước và sau mỗi lần chăm sóc trẻ.
  • Vệ sinh miệng và bôi thuốc vùng miệng cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường vệ sinh trước khi cho trẻ ăn 30 phút.

Dinh dưỡng phù hợp

  • Cho trẻ ăn thức ăn nguội, mềm, lỏng, dễ tiêu như cháo, sữa.
  • Chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực trên đường tiêu hóa của trẻ.

Giữ vệ sinh da

  • Sử dụng xanh - methylen để chấm lên các vết phỏng nước.
  • Mặc quần áo vải mềm, rộng rãi, thấm hút mồ hôi.

Vệ sinh cá nhân

  • Thay quần áo và tắm rửa hằng ngày cho trẻ bằng nước ấm, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ

Theo dõi tình trạng của trẻ và phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo, dấu hiệu nặng để xử trí kịp thời:

  • Mạch nhanh
  • Run chi.
  • Khó đi vững (nếu trẻ đã biết đi).
  • Giật mình >2 lần/30 phút.

Khi trẻ bị tay chân miệng có những triệu chứng bất thường, cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Hướng dẫn phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Hiện vẫn chưa có vắc xin đặc hiệu giúp phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Để phòng bệnh hiệu quả, ba mẹ có thể hướng dẫn bé các thói quen sau:

Thường xuyên rửa tay

Rửa tay bằng xà phòng dưới nước chảy nhiều lần trong ngày, đặc biệt sau các hoạt động như chế biến thức ăn, ăn uống, bế ẵm trẻ, đi vệ sinh, thay tã, và làm vệ sinh cho trẻ.

huong-dan-cham-soc-be-bi-tay-chan-mieng 3.jpg
Rửa tay bằng xà phòng dưới nước chảy nhiều lần trong ngày

Đảm bảo vệ sinh thực phẩm

  • Ăn uống phải đảm bảo được nấu chín, uống chín.
  • Vật dụng ăn uống phải được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng, tốt nhất là ngâm tráng nước sôi.
  • Sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi.
  • Không cho trẻ dùng chung các vật dụng ăn uống và khăn.

Vệ sinh các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc

  • Lau sạch các bề mặt, đồ chơi, dụng cụ học tập hàng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Hạn chế tiếp xúc

  • Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Bổ sung dinh dưỡng

Đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi khi trẻ dễ gặp các vấn đề về hệ hô hấp và nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Hy vọng qua nội dung bài viết ba mẹ đã có thêm thông tin về hướng dẫn chăm sóc bé bị tay chân miệng. Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách sẽ giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ.

Xem thêm:

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin