Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sốt có thể gây ra tình trạng mất nước và mệt mỏi, điều này khiến nhiều người quan tâm đến việc sử dụng các loại thuốc hạ sốt nhằm giảm bớt tình trạng này. Dưới đây, Nhà Thuốc Long Châu sẽ giúp bạn tìm hiểu về các loại thuốc này và một số phương pháp hạ sốt không dùng thuốc.
Trong nội dung của bài viết này, Nhà Thuốc Long Châu sẽ cùng bạn khám phá và tìm hiểu về các loại thuốc hạ sốt phổ biến trên thị trường. Đồng thời, hãy cùng khám phá một số phương pháp hạ sốt tại nhà khác, đơn giản nhưng lại rất hiệu quả, giúp cải thiện cảm giác không thoải mái trong quá trình chống lại tình trạng sốt. Thông qua thông tin hữu ích này, bạn sẽ có thể tự tin áp dụng những phương pháp này tại gia đình một cách an toàn và hiệu quả.
Trước khi khám phá về các loại thuốc hạ sốt, hãy hiểu rõ về khái niệm sốt và lý do tại sao cơ thể có thể bị sốt.
Sốt không phải là một căn bệnh mà là một triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau. Khi nhiệt độ cơ thể (được đo ở nách) đạt từ 37,5 độ C trở lên, được xem là có sốt. Khi sốt xảy ra, nhịp tim có thể tăng thêm 10 - 15 nhịp/phút cho mỗi độ C tăng, và sốt cũng có thể đạt đến mức 40 độ C.
Khi bạn bị sốt, cần phải đo nhiệt độ cơ thể nhiều lần trong ngày, mỗi 1 - 3 giờ một lần để theo dõi tình trạng.
Sốt có thể kéo dài trong vài ngày (sốt cấp), hoặc kéo dài hơn 10 ngày (sốt mạn tính). Sốt cũng có thể xảy ra theo chu kỳ hoặc biến đổi trong suốt quá trình mắc bệnh.
Sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại các tác nhân gây bệnh. Thường thì sốt xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, sốt cũng có thể xảy ra do phản ứng của cơ thể với các tác nhân như nắng, sau khi tiêm vắc-xin, hoặc say nắng mà không phải do nhiễm khuẩn.
Khi cơ thể bị sốt, nhiệt độ tăng lên cao hơn mức bình thường, gây ra một loạt các triệu chứng khó chịu như mệt mỏi, đau đầu, đau cơ thể... Trường hợp sốt kéo dài hoặc sốt rất cao có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe. Một trong những biến chứng nguy hiểm của sốt là cơn co giật, đặc biệt là ở trẻ em. Cơn co giật có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như rối loạn điện giải, suy hô hấp và thậm chí ngưng tim, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Dưới đây là một số thông tin về các loại thuốc hạ sốt phổ biến trên thị trường:
Ibuprofen là một loại thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm và kháng viêm. Thuốc này thường có hai dạng là viên nang và siro.
Liều lượng sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất là từ 3 - 4 viên/ngày ở người lớn. Tuy nhiên, nên tránh sử dụng thuốc này nếu bạn mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc, bị loét dạ dày tá tràng, suy tim, suy gan, suy thận...
Paracetamol là một loại thuốc có tác dụng giảm sốt trong các trường hợp sốt nhẹ, giảm thân nhiệt, đau đầu, đau khớp, đau răng... Thuốc này có nhiều dạng như viên nang, viên sủi, siro...
Hiệu quả của thuốc từ 30 - 60 phút sau khi uống và tác dụng kéo dài trong 3 - 4 giờ. Tuy nhiên, cần tránh sử dụng thuốc này nếu bạn mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc, bị các bệnh về tim, gan, thận và phổi hoặc thiếu máu nhiều lần.
Sotstp là một loại thuốc dạng siro có tác dụng hạ sốt nhanh và hiệu quả ở trẻ em. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để giảm đau đầu, đau răng, đau bụng kinh, đau xương và khớp ở người lớn.
Liều lượng sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất trên cả người lớn và trẻ em là 400mg/lần.
Nên tránh sử dụng thuốc này nếu bạn mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, bị loét tá tràng, chảy máu do chấn thương, đang bị suy thận, bị mất nước nặng hoặc là phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng cuối.
Vì tính tiện lợi của thuốc hạ sốt, nhiều người đã tự ý sử dụng thuốc khi bị sốt mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Tuy nhiên, việc này đã gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, bao gồm:
Do đó, trước khi sử dụng thuốc hạ sốt, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc hạ sốt, dưới đây là một số cách đơn giản tại nhà để hỗ trợ bạn giảm sốt:
Những phương pháp trên chỉ áp dụng tại nhà và dành cho các trường hợp sốt nhẹ. Nếu tình trạng không khả quan sau khi thử các phương pháp này, bạn nên đi khám và không nên tự ý sử dụng các loại thuốc hạ sốt để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Để đảm bảo sức khỏe, trong trường hợp có cơn sốt kéo dài, hãy đến cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra toàn diện, theo dõi và tìm ra nguyên nhân gây sốt để có biện pháp hạ sốt kịp thời.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.