Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Hướng dẫn xử lý vết thương uốn ván đúng cách

Ngày 23/11/2023
Kích thước chữ

Uốn ván được xem là căn bệnh có mức độ nguy hiểm và nguy cơ tử vong cao. Do đó, ngoài tiêm phòng chủ động, người bệnh cần tham khảo thêm phương pháp xử lý vết thương uốn ván đúng cách và kịp thời để hạn chế xảy ra những hậu quả không mong muốn đối với sức khỏe.

Bệnh uốn ván (tên khoa học là Tetanus) có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng và có nguy cơ tử vong cao nếu không chữa trị kịp thời. Bệnh này được đánh giá là một trong những căn bệnh do nhiễm trùng nguy hiểm. Do đó, người bệnh nên chuẩn bị kiến thức cần thiết và phương pháp xử lý vết thương uốn ván đúng cách. Để tìm hiểu thêm về bệnh, mời độc giả tham khảo chi tiết qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu cơ bản về bệnh uốn ván

Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính nặng và tỷ lệ tử vong cao do độc tố mạnh của trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra. Khi bị nhiễm khuẩn, độc tố Protein Tetanospasmin tiết ra làm ảnh hưởng đến cơ thể và gây ra tổn thương não, hệ thần kinh trung ương dẫn đến cứng cơ và tử vong nhanh chóng.

Hướng dẫn xử lý vết thương uốn ván đúng cách 1
Bệnh uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính do trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây nên

Người mắc bệnh uốn ván có tỷ lệ tử vong cao từ 25% - 90%. Đặc biệt, uốn ván ở trẻ sơ sinh có thể lên đến 95%. Khi xuất hiện vết thương, trực khuẩn Clostridium tetani bắt đầu phát triển trong điều kiện yếm khí. Sau đó, nó sẽ tự giải phóng các độc tố vào máu và tấn công các bản vận động thần kinh cơ. Từ đó, bệnh nhân có thể bị cơ cứng cơ và xuất hiện các cơn co giật.

Uốn ván có thời kỳ ủ bệnh trong khoảng từ 4 - 21 ngày. Tử vong do bị suy hô hấp, rối loạn thần kinh và tim ngừng đập.

Tổng hợp phương pháp xử lý vết thương uốn ván

Các vết thương lớn hay nhỏ đều tạo điều kiện cho vi khuẩn uốn ván xâm nhập. Do đó, bệnh nhân cần có những phương pháp xử lý vết thương uốn ván đúng cách nhất.

Hướng dẫn xử lý vết thương uốn ván đúng cách 3
Cần tìm hiểu một số cách để xử lý vết thương uốn ván

Thời điểm tiêm phòng sau khi bị thương

Uốn ván ủ bệnh từ 3 - 21 ngày và trung bình khoảng 7 - 8 ngày. Sau khi bị thương, người bệnh nên lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để tiêm phòng. Thời điểm tiêm vắc xin hiệu quả là trong vòng 24 giờ.

Sơ cứu và xử lý vết thương uốn ván

Bạn cần nắm được cách sơ cứu và xử lý vết thương uốn ván như sau:

  • Vệ sinh vết thương đúng cách: Vết thương cần rửa sạch dưới vòi nước sạch để đẩy bụi bẩn ra ngoài. Nếu vết thương vẫn chảy máu và dính bùn đất cần sử dụng oxy già sát khuẩn và cầm máu. Tiếp theo đó là rửa sạch lại vết thương bằng xà phòng và lau khô.
  • Đối với vết thương có dị vật: Rửa tay sạch sẽ và tiến hành lấy dị vật ra bên ngoài. Sau đó, người bệnh cần băng bó lại vết thương và thay băng hàng ngày. Với những dị vật to hoặc nằm sâu dưới da, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế để xử lý dị vật.
  • Vết thương có xuất hiện dấu hiệu khác: Người bệnh phải đến cơ sở y tế để xử lý nếu có dấu hiệu phù nề, sưng đỏ, sưng phồng, có dịch nhầy, hạch sưng,... Tuyệt đối không tự ý chữa trị bằng các phương pháp dân gian như rắc bột thuốc, đắp thuốc,...
 Hướng dẫn xử lý vết thương uốn ván đúng cách 4
Cần có cách sơ cứu và xử lý vết thương đúng cách

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh uốn ván

Nguyên nhân trực tiếp của uốn ván là do sự xâm nhập của trực khuẩn Clostridium tetani ở các vết trầy xước, vết thương hở,... Chúng bắt đầu xâm nhập vào vết thương và phát triển dần thành ổ nhiễm trùng gây ra bệnh uốn ván. Trực khuẩn này thường có ở phân gia cầm, phân trâu bò, đất cát, dụng cụ không được khử khuẩn, cống rãnh,…

Hướng dẫn xử lý vết thương uốn ván đúng cách 2
Những nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh uốn ván

Bệnh uốn ván có thể xảy ra đối với mọi đối tượng. Tuy nhiên, những đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc bệnh cao do thường xuyên tiếp xúc với môi trường chứa trực khuẩn uốn ván:

  • Người làm vườn;
  • Người dọn dẹp vệ sinh;
  • Công nhân xây dựng công trình;
  • Người làm trong trang trại chăn nuôi gia súc và gia cầm;
  • Bộ đội hoặc thanh niên xung phong.

Triệu chứng thường gặp ở bệnh uốn ván

Sau khi nhiễm khuẩn uốn ván, bệnh sẽ không biểu hiện liền mà sẽ trải qua quá trình ủ bệnh. Uốn ván thường phát triển thông qua 4 giai đoạn chính: Ủ bệnh, khởi phát bệnh, toàn phát bệnh và lui bệnh. Ở mỗi giai đoạn, các triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh thường kéo dài 4 - 21 ngày. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào các đặc điểm, độ lớn hoặc vị trí vết thương. Trung bình khoảng 10 - 14 ngày kể từ khi bị thương. Đối với vết thương nhiễm khuẩn nặng, thời gian ủ bệnh ngắn và bệnh sẽ trở nặng khiến cho tiên lượng của bệnh nhân xấu hơn.
  • Giai đoạn khởi phát: Giai đoạn này bắt đầu khi có biểu hiện cứng cơ hàm cho đến co giật và co thắt ở hầu họng hay thanh quản. Thời gian xảy ra triệu chứng kéo dài từ 1 - 7 ngày. Những triệu chứng nhận biết cơ bản như mỏi cơ hàm, khó nhai nuốt, khó mở miệng, co cứng cơ mặt, co cứng gáy, co cứng lưng bụng,...
  • Giai đoạn toàn phát: Đây chính là thời điểm nghiêm trọng nhất của bệnh uốn ván. Giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng 1 - 3 tuần và có các triệu chứng như cơ cứng toàn thân, khó thở, đổi màu sắc da, co bóp cơ, bí đại tiện,...
  • Giai đoạn lui bệnh: Ở thời kỳ này, các cơn co giật và triệu chứng bệnh giảm dần. Miệng cũng bắt đầu có khả năng đóng mở và cải thiện phản xạ nuốt. Giai đoạn này sẽ xuất hiện trong vài tuần hoặc vài tháng tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Tiêm phòng uốn ván chủ động

Chủ động tiêm phòng vắc xin uốn ván là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân. Với trẻ em, mũi đầu tiên nên tiêm sau khi sinh và tiêm nhắc lại sau 5 - 10 năm. Đối với người lớn, vắc xin uốn ván được tiêm nhắc lại với những người làm trong môi trường có nguy cơ tai nạn lao động. Ngoài ra, tiêm uốn ván cho mẹ bầu nên thực hiện trước hoặc trong thai kỳ.

Bệnh uốn ván vô cùng nguy hiểm nếu người bệnh không phát hiện và chữa trị kịp thời. Trên đây, nhà thuốc Long Châu đã cung cấp các thông tin cần thiết về bệnh uốn ván. Hy vọng thông qua đó, người bệnh có thể tham khảo kỹ hơn về căn bệnh này và phương pháp xử lý vết thương uốn ván kịp thời. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin