Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Khám phụ khoa có cần cạo lông không? Lưu ý khi khám phụ khoa

Ngày 24/11/2022
Kích thước chữ

“Khám phụ khoa có cần cạo lông không?” trước nay vẫn là thắc mắc khó nói của nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là những bạn nữ mới lần đầu đi khám phụ khoa.

Do mang tư tưởng truyền thống Á Đông, nhiều chị em Việt Nam vẫn còn không khỏi ngại ngùng khi nhắc đến chuyện đi khám phụ khoa. Bởi vậy, có rất nhiều thắc mắc liên quan đến vấn đề này không được giải đáp, trong đó có câu hỏi: “Khám phụ khoa có cần cạo lông không?”. Trong bài viết dưới đây sẽ cùng chị em đi tìm câu trả lời để từ đó, chuẩn bị thật kỹ càng cho việc khám bệnh diễn ra thuận lợi, mang lại kết quả chính xác nhất. 

Tìm hiểu khám phụ khoa là gì? 

Do cơ quan sinh sản của nữ giới có cấu tạo đặc biệt với nhiều khe rãnh nên rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm nguy hiểm. Bộ phận này bao gồm: 

  • Cơ quan sinh dục trên: Vòi trứng, ống đưa trứng, buồng trứng và tử cung. 
  • Cơ quan sinh dục dưới: Âm đạo, âm hộ và cổ tử cung. 

Khám phụ khoa là việc tiến hành kiểm tra chức năng và hoạt động của cơ quan sinh dục nữ giới. Bên cạnh các gói khám khác nhau, nếu nghi ngờ các bệnh lý bất thường, các bác sĩ sẽ chỉ định những biện pháp xét nghiệm khác như: Kiểm tra máu, kiểm tra ổ bụng và xét nghiệm nước tiểu. 

Ngoài ra, bệnh nhân cũng được thực hiện thăm khám bên ngoài âm đạo, khám ngực, bên trong âm đạo, tử cung và một số xét nghiệm phân tích,... 

Xem thêm: Khám phụ khoa là khám những cái gì

Khám phụ khoa có cần cạo lông không? 

Nhiều người cho rằng, việc để lông quá “rậm rạp” có thể làm cản trở quá trình thăm khám của bác sĩ, cản trở tầm nhìn và làm sai lệch các kết quả xét nghiệm. 

Khám phụ khoa có cần cạo lông không Khám phụ khoa có cần cạo lông không? 

Tuy nhiên, các bác sĩ đã khẳng định rằng, chị em không cần quá bận tâm về việc phải wax lông hay tẩy lông vùng kín trước khi thăm khám. Trong nhiều trường hợp, cạo lông không những không có lợi mà còn kéo theo nhiều hậu quả khó lường.

Việc cạo lông không đúng cách có thể làm cho vùng da xung quanh vùng kín bị trầy xước, thậm chí là chảy máu. Điều này khiến cho các tác nhân có hại từ bên ngoài như: Bụi bẩn, vi khuẩn,... dễ dàng xâm nhập vào vùng kín, dẫn đến những bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa khó chữa hơn. 

Những lưu ý khi thăm khám phụ khoa 

Bên cạnh việc tránh cạo lông, wax lông quá kỹ trước khi thăm khám phụ khoa, bạn cũng cần lưu ý những nguyên tắc sau: 

Không thụt rửa âm đạo quá sâu

Nhiều chị em lo ngại khi bác sĩ nhìn thấy vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ nên đã cố tình thụt rửa trước khi đến thăm khám phụ khoa. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm. 

Tốt nhất, ngay cả khi không khám phụ khoa, bạn cũng không nên thụt rửa quá sâu. Việc vệ sinh vùng kín quá sạch sẽ có thể khiến âm đạo trở nên khô rát, môi trường âm đạo bị mất cân bằng dẫn đến sai lệch kết quả khám bệnh. 

Khám phụ khoa có cần cạo lông không, cần lưu ý gì Thụt rửa âm đạo gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm 

Không khám vào thời kỳ kinh nguyệt 

Vào những ngày có kinh, âm đạo của phụ nữ sẽ mở rộng hơn bình thường để đào thải máu kinh ra ngoài. Tuy nhiên, trong quá trình thăm khám, việc bác sĩ đưa các dụng cụ chuyên dụng vào có thể vô tình kéo theo các loại vi khuẩn. Từ đó, gây tổn thương nội mạc tử cung và ống dẫn trứng. 

Hơn nữa, máu kinh có trong âm đạo, âm hộ cũng gây hạn chế khả năng quan sát, khiến bác sĩ không lấy được dịch âm đạo để làm các xét nghiệm tiếp theo. 

Không ăn sáng trước khi thăm khám 

Bên cạnh việc khám cơ quan sinh dục, nhiều chị em sẽ được chỉ định làm xét nghiệm máu. Dù không ăn sáng, chị em vẫn nên uống nước đều đặn. Lượng máu được xét nghiệm sẽ cho ra kết quả chuẩn xác hơn. 

Trong trường hợp siêu âm tử cung, uống nước sẽ giúp tử cung trong hơn, hình ảnh tử cung hiện ra rõ ràng hơn. Hơn nữa, việc xét nghiệm nước tiểu sau khi uống nước cũng sẽ chẩn đoán được việc bạn có bị nhiễm trùng bàng quang hay nhiễm trùng nước tiểu không.

Giải đáp: Khám phụ khoa có cần cạo lông không Ăn sáng là nguyên nhân khiến kết quả khám bệnh sai lệch 

Không khám phụ khoa khi thụ tinh ống nghiệm và xài thuốc đặt âm đạo 

Nếu đang thực hiện hai phương pháp này, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi khám bệnh. Với những người thụ tinh ống nghiệm, bạn nên đến khám vào ngày thứ 3 của kinh nguyệt. Nếu đang đặt thuốc âm đạo, bạn nên dừng thuốc khoảng 2 ngày trước khi thăm khám.

Thả lỏng tâm trạng 

Việc thăm khám phụ khoa không thể tránh khỏi những câu hỏi tế nhị như: Tiền sử bệnh, thời gian quan hệ tình dục và các dấu hiệu bất thường mà bạn đang gặp phải. Lúc này, bạn nên cởi mở chia sẻ hết những thông tin này để bác sĩ đưa ra lời khuyên và có phương án điều trị thích hợp. 

Không quan hệ tình dục 

Bạn không nên quan hệ tình dục từ 1 - 2 ngày trước khi thăm khám phụ khoa. Việc tránh quan hệ tình dục trong khoảng thời gian này sẽ làm giảm bớt lượng vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo. Đây đều là những yếu tố gây sai lệch kết quả xét nghiệm. 

Khám phụ khoa có cần cạo lông không - Đọc ngay! 4 Các bác sĩ khuyến nghị bệnh nhân không nên quan hệ tình dục trước khi khám phụ khoa 

Vậy tóm lại khám phụ khoa có cần cạo lông không? Câu trả lời là không. Mong rằng qua bài viết dưới đây, bạn đã có thêm kinh nghiệm để sẵn sàng cho quá trình thăm khám phụ khoa. 

Tìm hiểu thêm:

Thu Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin