Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Khám thai 5 tuần tuổi: Những điều mẹ bầu cần biết

Ngày 30/06/2024
Kích thước chữ

Khám thai 5 tuần tuổi có cần thiết không là điều được nhiều mẹ bầu quan tâm. Thực tế, thai nhi tuy được tính là 5 tuần tuổi nhưng phôi thai chỉ vừa hình thành được khoảng 1 tuần tính từ thời điểm thụ thai thành công. Vì vậy, bố mẹ nên quan tâm hơn đến thời điểm và hình thức khám thai ở tuần thứ 5.

Khám thai 5 tuần tuổi, kể cả có siêu âm cũng chưa chắc ghi nhận thai trong buồng tử cung do thời điểm này, đôi khi bào thai vẫn chưa di chuyển vào tử cung. Do đó, nếu bác sĩ không quan sát thấy thai trong tử cung ở giai đoạn này, bố mẹ cũng không nên quá lo lắng.

Sự phát triển của thai 5 tuần tuổi

Bước sang tuần thứ 5 của thai kỳ, thai nhi đã có những sự phát triển mạnh mẽ, nhất là sự hình thành, phát triển về hệ thần kinh và hệ tuần hoàn. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ khám thai 5 tuần tuổi có thể đã nhận thấy tim thai của bé. Ngoài ra, ở giai đoạn này thai nhi còn phát triển ở nhiều mặt khác như:

  • Trong túi phôi hình thành nên mầm phôi 3 lá, bao gồm lá phôi ngoài, lá phôi giữa và lá phôi trong.
  • Thai nhi 5 tuần tuổi cũng hình thành dần hệ thống tuần hoàn nên nhịp tim của bé đã xuất hiện, dao động khoảng 100 – 160 lần/phút.
  • Trên khuôn mặt thai nhi dần hiện rõ các đường nét.
  • Não thai nhi phát triển nhanh với khoảng 100 tế bào não được hình thành trong khoảng 1 phút.
  • Tuyến sinh dục của thai nhi cũng bắt đầu có những phát triển đầu tiên nhưng vẫn chưa thể xác định được giới tính của bé.
Khám thai 5 tuần tuổi: Những điều mẹ bầu cần biết 1
Thai 5 tuần tuổi phát triển nhanh và một số trường hợp đã có tim thai

Khi khám thai 5 tuần tuổi, các cơ quan thuộc hệ thần kinh, hệ tim mạch,… của bé rất dễ bị tổn thương. Do đó, bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu 5 tuần nên hết sức cẩn trọng trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại, chất phóng xạ, hạn chế vận động mạnh,… Nếu có gặp vấn đề sức khỏe trong giai đoạn này, mẹ bầu cũng cần dùng thuốc theo chỉ dẫn chi tiết từ bác sĩ.

Những điều mẹ cần biết về khám thai 5 tuần tuổi

Thực tế, việc khám thai 5 tuần tuổi khá khó xác định tình trạng thai vì đôi khi thai nhi chưa di chuyển đến buồng tử cung, bác sĩ không thể quan sát khi khám. Tuy nhiên, nếu có thực hiện khám thai 5 tuần tuổi, bà bầu cần quan tâm những điều sau để có thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.

Nên khám thai lần đầu khi nào?

Nhiều mẹ bầu cho rằng khám thai 5 tuần tuổi là lần khám thai đầu tiên. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thời điểm thích hợp nhất để khám thai lần đầu là 2 tuần sau khi phụ nữ bị chậm kinh (tính từ ngày có kinh nguyệt đầu tiên) và khi đã thử que thử thai lên 2 vạch.

Tính từ mốc trễ kinh thì thông thường, đa phần các mẹ bầu đều khám thai 5 tuần tuổi là lần đầu. Lần khám thai này sẽ giúp khẳng định bạn có đang mang thai hay không. Ngoài thao tác khám thông thường, bác sĩ cũng sẽ hỏi thăm một số vấn đề như:

  • Tiền sử mang thai và bệnh lý trước đây.
  • Khám tổng quát bao gồm khám hệ hô hấp, tiêu hóa, cơ xương khớp, thần kinh, tuần hoàn.
  • Khám bộ cơ quan sinh sản.
  • Thử máu và hoặc tiến hành siêu âm để xác định vị trí, tình trạng thai.
Khám thai 5 tuần tuổi: Những điều mẹ bầu cần biết 2
Mẹ bầu nên khám thai lần đầu khi trễ kinh 2 tuần và thử que thử thai cho kết quả 2 vạch

Khám thai lần đầu ăn sáng được không?

Câu trả lời là không, khi khám thai 5 tuần tuổi bạn không cần nhịn ăn nhưng vẫn nên lưu ý uống nhiều nước, nhịn tiểu để quá trình khám thai diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn.

Việc uống nhiều nước trước khi khám thai 5 tuần tuổi sẽ giúp bàng quang căng lên, đẩy tử cung lên trước, hỗ trợ sóng siêu âm có thể tiếp cận bào thai và bác sĩ quan sát dễ dàng hơn.

Khám thai 5 tuần tuổi chưa có tim thai

Thai nhi sẽ bắt đầu di chuyển đến tử cung để làm tổ và phát triển vào khoảng tuần thứ 4 của thai kỳ. Do đó, sẽ mất từ 5 – 6 tuần thì phôi thai mới xuất hiện trong tử cung.

Nếu mẹ bầu khám thai 5 tuần tuổi chưa thấy có tim thai thì không nên quá lo lắng vì sự phát triển của mỗi bé không giống nhau, bạn nên quay lại khám thai vào tuần thứ 7 – 8 của thai kỳ để xác định tim thai cũng như tình trạng của bé.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu nhận thấy những triệu chứng bất thường về sức khỏe như đau bụng dữ dội, tiết dịch hồng ở âm đạo, cơn ốm nghén biến mất,…, hãy đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám ngay, tránh chủ quan dẫn đến nguy cơ đáng tiếc như thai lưu, sảy thai, mang thai ngoài tử cung,…

Khám thai 5 tuần tuổi: Những điều mẹ bầu cần biết 3
Khám thai 5 tuần tuổi chưa có tim thai nên tái khám vào tuần thứ 8 - 9

Thai 5 tuần tuổi nên ăn gì tốt cho mẹ và bé?

Thông thường, khi khám thai 5 tuần tuổi, bác sĩ sẽ dặn dò mẹ bầu một số lưu ý trong sinh hoạt, vận động, ăn uống,… để tốt nhất cho mẹ và bé. Trong đó, bà bầu 5 tuần tuổi nên bổ sung những thực phẩm giàu:

  • Canxi: Bà bầu được khuyến cáo bổ sung 1000mg canxi mỗi ngày từ nguồn thực phẩm lành mạnh như tôm, cua, cá, trứng, sữa,…
  • Omega 3: Mẹ bầu mang thai 5 tuần tuổi cần bổ sung omega 3 từ cá hồi, dầu oliu, dầu thực vật,… để hỗ trợ sự phát triển trí não của trẻ.
  • Sắt: Vi chất này rất quan trọng, cần bổ sung để quá trình tạo máu và nuôi dưỡng thai nhi diễn ra thuận lợi. Bà bầu có thể bổ sung sắt vào chế độ ăn qua các loại đậu, trứng gà, thịt đỏ,…
  • Axit folic: Hỗ trợ ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở trẻ, có thể bổ sung thông qua gan động vật, rau xanh, các loại đậu,…

Nguyên nhân thai vào tử cung muộn

Khi khám thai 5 tuần tuổi thấy chưa có tim thai, rất có thể là do thai vào tử cung muộn. Vậy nguyên nhân nào khiến thai vào tử cung muộn? Một số yếu tố tác động đến quá trình này là:

  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài: Thai chưa di chuyển đến tử cung ở tuần thai thứ 5 thường thấy nhất ở mẹ bầu có chu kỳ kinh nguyệt dài trên 32 ngày.
  • Bất thường ở ống dẫn trứng và vòi trứng: Những chị em có ống dẫn trứng hẹp, vòi trứng viêm nhiễm có thể làm chậm đường đi của hợp tử, khi khám thai 5 tuần tuổi không thấy tim thai.
  • Mang thai ngoài tử cung: Đa số các trường hợp khám thai 5 tuần tuổi chưa có tim thai, bác sĩ sẽ hẹn lịch khám lại sau đó 4 – 5 tuần. Nếu ở lần khám thai tiếp theo vẫn không ghi nhận tim thai thì rất có thể hợp tử đã làm tổ ở ống dẫn trứng hoặc vòi trứng – đây chính là hiện tượng mang thai ngoài tử cung.
Khám thai 5 tuần tuổi: Những điều mẹ bầu cần biết 4
Thai vào tử cung muộn có thể do mang thai ngoài tử cung

Mong rằng qua những chia sẻ từ Nhà thuốc Long Châu, quý bạn đọc đã hiểu hơn khi khám thai 5 tuần tuổi. Trong những tháng đầu của thai kỳ, đặc biệt là thai 5 tuần tuổi, mẹ bầu cần chú ý đi lại nhẹ nhàng, tránh thức khuya, bê vác nặng,… ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi.

Xem thêm: 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.